Vì sao Thổ Nhĩ Kỳ chặn tàu phá mìn Anh tặng Ukraine?

Thổ Nhĩ Kỳ mới đây không cho phép 2 tàu phá mìn do Hải quân Hoàng gia Anh tài trợ cho Ukraine, đi qua eo biển Bosporus và Gallipoli của nước này để đến Biển Đen.

Văn phòng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, việc chuyển giao tàu phá mìn vi phạm Hiệp ước Montreux năm 1936. Theo hiệp ước, Thổ Nhĩ Kỳ được quyền ngăn chặn các tàu chiến đi qua eo biển Bosporus và Gallipoli trong các cuộc xung đột.

Eo biển này là tuyến đường biển duy nhất dẫn tới Biển Đen. Thổ Nhĩ Kỳ - thành viên NATO - khẳng định họ thực thi lệnh cấm một cách công bằng, kể từ khi cuộc xung đột ở Ukraine bắt đầu.

Không chỉ cấm Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ cũng không cho phép Nga sử dụng eo biển để tiếp cận bờ biển Ukraine.

Thổ Nhĩ Kỳ chặn 2 tàu phá mìn của Anh tới Ukraine

Các nhà phân tích cho rằng, hành động của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm tuân thủ nhất quán quan điểm của mình trong việc duy trì hòa bình ở khu vực Biển Đen và phản đối việc đổ thêm dầu vào lửa trong cuộc xung đột Nga-Ukraine.

Ông Haldun Yalcinkaya - Đại học Kinh tế và Công nghệ Tobb nhận định: “Là một quốc gia ở khu vực Biển Đen, chúng tôi là có cùng biên giới với Nga và cũng có chung đường biên giới với Ukraine. Điều thực sự quan trọng đối với Thổ Nhĩ Kỳ là chấm dứt xung đột. Thổ Nhĩ Kỳ rất nhất quán trong việc đạt được mục tiêu đó."

Kể từ khi xung đột Nga-Ukraine xảy ra, Thổ Khĩ Kỳ nhiều lần khẳng định rằng nước này không ủng hộ phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt chống Nga.

Thổ Nhĩ Kỳ cũng kêu gọi tất cả các bên hợp tác để thúc đẩy chấm dứt cuộc xung đột Nga-Ukraine.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 22/11, Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng đàm phán với Mỹ nhằm duy trì một mối quan hệ thương mại ổn định và phát triển bền vững, điều mà Bắc Kinh cho rằng sẽ có lợi cho cả hai quốc gia cũng như cộng đồng quốc tế.

Hơn 30 công ty Trung Quốc đã ký kết thỏa thuận để thúc đẩy hợp tác trong chuỗi công nghiệp năng lượng gió ngoài khơi, thông qua việc tăng cường quan hệ đối tác giữa các khu vực thượng nguồn và hạ nguồn, đồng thời khám phá các giải pháp phát triển sáng tạo chung.

Texas tiếp tục thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ với Tổng thống đắc cử Donald Trump khi đề xuất sử dụng 1.400 mẫu đất tại hạt Starr, gần biên giới Mỹ - Mexico để hỗ trợ kế hoạch trục xuất người nhập cư bất hợp pháp của ông.

Romania và Bulgaria có thể trở thành thành viên đầy đủ của Hiệp ước Schengen không biên giới ở châu Âu vào tháng 1/2025, theo thông báo từ Bộ trưởng Nội vụ Hungary. Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra tại cuộc họp của các bộ trưởng nội vụ EU vào tháng 12 tới.

Hội đồng quản trị của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) với 35 thành viên đã thông qua một nghị quyết buộc Iran hợp tác hơn trong các vấn đề liên quan đến chương trình hạt nhân của nước này.

Thủ tướng Hungary ông Viktor Orban ngày 22/11 cho biết ông sẽ mời Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đến thăm đất nước mình và sẽ đảm bảo rằng lệnh bắt giữ của Tòa án Hình sự Quốc tế đối với Thủ tướng Israel sẽ "không được thực hiện".