Vì sao tiêu thoát úng bị chậm?

Do ảnh hưởng của cơn bão số 2, ngày 23/7 trên địa bàn Hà Nội đã xảy ra mưa lớn, khiến nhiều diện tích lúa và hoa màu bị ngập sâu. Dù các trạm bơm đã được vận hành bơm tiêu nước đệm và tiêu thoát úng nhưng thời gian nước rút chậm hơn hẳn mọi năm.

Dù nằm ngay sát trạm bơm dã chiến Triều Đông, xã tân Minh, huyện Thường Tín nhưng trận mưa lớn vừa qua khiến trang trại của gia đình bà Bổng bị thiệt hại nặng. Hai vợ chồng già, sức yếu chẳng thể làm gì khi mực nước dâng nhanh. Đến hôm nay là 6 ngày, nhưng nước rút rất ít.

Trận mưa lớn vừa qua khiến trang trại của gia đình bà Bổng bị thiệt hại nặng.

Bà Lê Thị Bổng, thôn Triều Đông, xã Tân Minh, huyện Thường Tín cho biết: "Vừa qua mưa lớn quá ngập hết cả, hai vợ chồng giăng lưới mà cá vẫn ra hết và ngập mất hai sào rau thơm la gim".

Là người vận hành rồi quản lý trạm bơm Văn Khê 2 gần 30 năm nay, ông Nhanh đã quá quen thuộc với công việc tiêu thoát nước nội đồng mỗi khi có mưa úng. Trạm bơm Văn Khê 2 đảm nhận việc tiêu thoát nước cho 300ha của các xã, thị trấn Tam Hưng, Kim Bài, Thanh Mai huyện Thanh Oai. Trận mưa vừa qua đã khiến 200 ha bị đầy nước, 70 ha ngập trắng. Năm nay, nước rút chậm hơn hẳn, với ông Nhanh, là điều khá bất thường.

Ông Ngô Văn Nhanh, Trạm trưởng trạm bơm Văn Khê 2, Công ty thủy lợi Sông Đáy chia sẻ: "Xí nghiệp chỉ đạo bơm tiêu nước đệm từ ngày 21/7, nhưng do lượng nước mưa lớn, công suất máy nhỏ nên khi bơm xuống không thấy rút".

Dù xí nghiệp chỉ đạo bơm tiêu nước đệm từ ngày 21/7, nhưng do lượng nước mưa lớn, công suất máy nhỏ nên khi bơm xuống nước rút rất chậm.

Kênh Yên Cốc đảm nhận việc tiêu thoát nước chủ đạo cho huyện Thanh Oai, Thường Tín kết nối với trạm bơm Vân Đình. Trên hệ thống kênh này, nhiều trạm bơm đã được đầu tư, nâng cấp nhưng kênh mương thì “vẫn như xưa”.

Do đó, khi nước từ thượng nguồn đổ về, lũ trên các Sông Bùi, Sông Đáy ở mức báo động 3, sẽ tràn qua hàng chục đoạn kênh mương, chảy ngược vào đồng, việc tiêu thoát sẽ gặp nhiều khó khăn. Theo dự báo, tuần tới Hà Nội lại tiếp tục có mưa lớn khiến chính quyền và người dân các xã bị ảnh hưởng rất lo lắng.

Tính đến hết ngày 27/7, Công ty thuỷ lợi Sông Đáy đã vận hành 57 trạm bơm, với 227 máy, tổng lưu lượng hơn 738 ngàn m3/h.

Ông Nguyễn Đình Thắm, phó Chủ tịch UBND xã Đỗ Động, huyện Thanh Oai cho biết: "Hiện nay, diện tích lúa mùa chưa thể đánh giá được, dù đã được bơm rút nước, thế nhưng với nguy cơ này khó có thể đạt hiệu quả năng suất. Anh em chúng tôi 10 năm nay chưa thấy có hiện tượng như năm nay và chúng tôi tiếp tục nhận định tới đây thời tiết nó khắc nghiệt hơn".

Còn chị Nguyễn Phương Thủy, Đội phó đội thủy nông Cao Xá, xí nghiệp thủy lợi La Khê cho biết: "Trận mưa từ ngày 23 đến nay là gần một tuần rồi, đến thời điểm này việc tiêu cho các địa phương thì chỉ có một số địa phương tạm ổn thôi, lượng nước trong đồng đi ra còn rất là nhiều, một trận mưa nữa thì thực sự hậu quả khó lường".

Tính đến hết ngày 27/7, Công ty thuỷ lợi Sông Đáy đã vận hành 57 trạm bơm, với 227 máy, tổng lưu lượng hơn 738 ngàn m3/h. Tuy nhiên, hiện vẫn còn hơn 3.700 ha lúa bị đầy nước, hơn 1000 ha bị ngập sâu. Nếu không có sự đầu tư nâng cấp đồng bộ giữa trạm bơm và kênh mương thuỷ lợi, câu chuyện ngập úng dài ngày ở Hà Nội sẽ vẫn còn xảy ra.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hà Nội đề xuất Thủ tướng cho xây dựng công trình khẩn cấp bổ cập nước từ sông Hồng vào Tô Lịch, tổng đầu tư khoảng 550 tỷ đồng bằng ngân sách của thành phố.

Chuyển đổi xe buýt xanh và nâng cao chất lượng dịch vụ là hai nhiệm vụ trọng tâm mà Tổng công ty vận tải Hà Nội được UBND thành phố giao tại buổi tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2024 và triển khai kế hoạch công tác năm 2025.

Trong khuôn khổ của Hội thảo “Phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng - TOD’’, sáng 8/1, Đại sứ quán Anh và Bắc Ireland tại Việt Nam và Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trên lĩnh vực đường sắt đô thị.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội sáng 8/1, Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn yêu cầu ngành giao thông vận tải Thủ đô cần tập trung giải quyết nạn ùn tắc giao thông, triển khai đề án giao thông thông minh và đề xuất cơ chế phát triển đường sắt đô thị.

Sáng 8/1, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hà Nội tổ chức tổng kết công tác Mặt trận năm 2024, triển khai chương trình phối hợp và thống nhất hành động năm 2025.

Năm 2024, bất chấp nhiều khó khăn của bối cảnh kinh tế quốc tế và trong nước, Thủ đô Hà Nội đã tăng trưởng GRDP đạt 6,52%, đạt nhiều kỷ lục như thu hút FDI, thu ngân sách.