Vị Tết truyền thống trong những mô hình đất sét mini

Mâm cơm tất niên luôn là hình ảnh gợi nhớ sự ấm cúng, sum vầy gia đình mỗi dịp cuối năm. Và để khắc họa, lưu giữ hình ảnh này, có một cô gái trẻ ở Hà Nội đã có cách thể hiện riêng bằng sự khéo tay, thổi hồn vào những vật liệu vô tri, tạo nên những sản phẩm quen thuộc không thể thiếu trong mỗi gia đình người Việt mỗi độ Tết đến xuân về.

Nghệ thuật miniature food (mô hình đồ ăn thu nhỏ) còn khá mới lạ ở Việt Nam nhưng các video về những món đồ thu nhỏ nhận được rất nhiều sự thích thú và tò mò của người xem. Thông qua những mô hình thu nhỏ mang đậm màu sắc Việt Nam này, chủ nhân của nó cũng mong muốn có thể lan tỏa văn hóa Việt Nam đến bạn bè quốc tế, cũng như lan tỏa tình yêu đối với môn nghệ thuật này đến nhiều người hơn nữa.

Thông qua những mô hình thu nhỏ mang đậm màu sắc Việt Nam này, chủ nhân của nó cũng mong muốn có thể lan tỏa văn hóa Việt Nam đến bạn bè quốc tế

Mâm cơm gia đình, mâm cỗ Tết cổ truyền, bàn thờ gia tiên, không gian gói bánh chưng hoài niệm Tết xưa,... tất cả được chị Nguyễn Thị Như Quỳnh tái hiện, lưu giữ trong những mô hình đất sét mini.

Để làm được một con gà luộc vàng óng kích thước 4cm, chị Quỳnh dành hơn một ngày hoàn thiện tác phẩm, trong đó công đoạn mô phỏng hình dáng và tạo kiểu từng bộ phận đòi hỏi sự tỉ mỉ, tập trung cao độ. Nhưng với chị Như Quỳnh, sản phẩm tốn rất nhiều thời gian, công sức phải kể đến cành đào.

Để có một cành đào 5 cánh phai có đường kính tán lá khoảng 10cm, chiều cao 13cm, phải mất ba tuần miệt mài nặn từng chi tiết thân, cành, nụ, nhụy, hoa, lá,.. Khi thành phẩm, ấn tượng nhất là những bông hoa đào nhỏ li ti, màu hồng phấn, kích thước bông to nhất chỉ khoảng 4mm.

Hay ngay từ chậu cá vàng nhiều người có thể tưởng là cá thật nhưng thực tế đó vẫn là đồ Miniature, nước là một dạng nhựa, khi khô nó cứng lại và có hiệu ứng như nước thật.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp với Tạp chí Di sản Việt Nam (Vietnam Heritage) trực thuộc Hội Di sản Văn hóa Việt Nam vừa tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Sắc màu thiên nhiên Việt Nam”.

Bằng nỗ lực của các tổ chức, cá nhân, gần đây, nhiều cổ vật, bảo vật quý lưu lạc tại nước ngoài đã hồi hương. Tuy hiện nay các thủ tục hồi hương cổ vật đang gặp rào cản về hành lang pháp lý, cũng như tài chính, nhưng những lần hồi hương gần đây cho thấy, Việt Nam và quốc tế rất trân quý các giá trị di sản Việt Nam, cùng nỗ lực chung tay để bảo vật được hồi hương.

Sáng nay, 16/11, Lễ hội Kanagawa Nhật Bản 2024 khai mạc tại vườn hoa đền Bà Kiệu và không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm. Đến dự chương trình có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà; Thống đốc tỉnh Kanagawa Kuroiwa Yuji và Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki.

Bằng cách tích hợp các yếu tố đặc trưng của Việt Nam, chiếc áo in hình ly trà đá - biểu tượng quen thuộc của văn hóa đường phố Việt Nam - đã không chỉ góp phần quảng bá văn hóa nước nhà mà còn tạo cơ hội cho ngành công nghiệp văn hóa phát triển bền vững.

Giới thiệu tới công chúng những thiết kế thời trang lụa độc đáo, lấy cảm hứng từ 9 Bảo vật quốc gia đang được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, bộ sưu tập lụa "Khơi dậy tinh hoa, nối dài di sản" đã ra mắt ấn tượng vào tại Bảo tàng.

Triển lãm giao lưu văn hóa nghệ thuật Hàn Quốc – Việt Nam đã khai mạc tại Nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền, Hà Nội. Đây là hoạt động ý nghĩa thiết thực kỷ niệm lần thứ 30 thiết lập quan hệ ngoại giao Hàn Quốc - Việt Nam.