Viễn cảnh hoà bình giữa Nga và Ukraine vẫn còn mờ mịt
Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã phá vỡ cấu trúc an ninh châu Âu, định hình lại mối quan hệ giữa các quốc gia và làm rạn nứt nền kinh tế toàn cầu.
Sáng 24/2 theo giờ Việt Nam, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và Đại hội đồng Liên hợp quốc đã lần lượt tổ chức các phiên họp đặc biệt để thảo luận về cuộc xung đột tại Ukraine. Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres một lần nữa bày tỏ quan ngại sâu sắc về sự nguy hiểm của tình trạng xung đột leo thang và lan rộng, đồng thời kêu gọi các bên giải quyết căng thẳng bằng biện pháp hoà bình phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc.
Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres phát biểu: “Hai năm trôi qua, cuộc xung đột ở Ukraine vẫn là một vết thương hở ở trung tâm châu Âu. Đã đến lúc phải có hòa bình, một nền hòa bình công bằng dựa trên hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế và các Nghị quyết của Đại hội đồng.”
Trong khi đó, Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc Dennis Francis cảnh báo, cuộc xung đột kéo dài tại Ukraine đang gây tác động trên phạm vi toàn cầu, ảnh hưởng nghiêm trọng tới an ninh lương thực, giá năng lượng, đồng thời trở thành yếu tố quan trọng tái định hình bản đồ địa chính trị và địa kinh tế thế giới.
Hai năm trôi qua, lực lượng Nga và Ukraine vẫn trong thế giằng co trên chiến trường với rất ít diễn biến mang tính đột phá, trong khi các nỗ lực tìm giải pháp hòa bình gần như chưa có bước tiến đáng kể. Cả hai bên đều tuyên bố sẵn sàng đàm phán, song vẫn cứng rắn trong những vấn đề chính.
Trả lời phỏng vấn Fox News mới đây, Tổng thống Volodymyr Zelensky nói rằng Ukraine không chỉ dự định tiếp tục phòng thủ vào năm 2024 mà còn chuẩn bị cho cuộc phản công mới.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết: "Phòng thủ là nhiệm vụ số một. Sau đó là tiếp tục câu chuyện thành công ở Biển Đen và chúng tôi sẽ làm được điều đó. Và tất nhiên, chúng tôi sẽ chuẩn bị cuộc phản công mới, một chiến dịch mới. Tôi không nói rằng chúng tôi sẽ đứng yên. Nó phụ thuộc vào rất nhiều thứ".
Nhìn về tương lai, cuộc xung đột Ukraine vẫn không có dấu hiệu sẽ kết thúc trong ngắn hạn. Nhiều hội nghị quốc tế được tổ chức với các đề xuất hoà bình cho cuộc xung đột được đưa ra. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có đề xuất nào có thể đưa hai bên ngồi vào bàn đàm phán. Việc nhiều hội nghị không có sự tham gia của Nga được cho là một trong những nhân tố khiến cánh cửa nối lại đàm phán chưa thể mở.
Theo tờ Maariv của Israel, các lực lượng quân sự Israel đang gặp phải những thách thức đáng kể trong việc đối phó với các cuộc tấn công bằng tên lửa và thiết bị bay không người lái từ nhóm Houthi.
Thủ lĩnh lực lượng đối lập Syria Hayat Tahrir al-Sham (HTS), ông Ahmed al-Sharaa, ngày 22/12 khẳng định với lãnh đạo cộng đồng người Druze ở Liban rằng Syria sẽ không can thiệp tiêu cực vào Liban và cam kết tôn trọng chủ quyền của nước láng giềng.
Ngày 22/12, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky khẳng định việc nước này gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là "khả thi", nhưng Kiev sẽ phải nỗ lực thuyết phục các đồng minh để điều này thành hiện thực.
Ngày 22/12, lãnh tụ Tối cao của nước Cộng hòa Hồi giáo Iran, Đại giáo chủ Ayatollah Seyyed Ali Khamenei, đã lên tiếng bác bỏ các cáo buộc rằng Iran đã mất các lực lượng ủy nhiệm tại khu vực Tây Á.
Phong trào Hồi giáo Hamas cho biết một thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza “đang ở gần hơn bao giờ hết” nếu Israel không đưa ra thêm điều kiện mới.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã cáo buộc Panama tính phí quá cao khi sử dụng kênh đào Panama và cảnh báo sẽ yêu cầu đồng minh giao lại kênh đào này nếu Panama không quản lý kênh đào theo cách chấp nhận được.
0