Việt kiều được mua nhà sẽ thúc đẩy thị trường BĐS

Luật Đất đai 2024 đã điều chỉnh theo hướng mở về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở gắn liền với đất cho kiều bào. Khi Luật chính thức có hiệu lực, Việt kiều sẽ được mua nhà, có quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất như công dân trong nước.

Theo thống kê của Bộ Xây dựng, có khoảng bốn triệu người muốn mua nhà ở Việt Nam trong tương lai, bao gồm người nước ngoài và Việt kiều. Cùng với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang "chảy" mạnh vào Việt Nam, người nước ngoài đến sinh sống và làm việc lâu dài cũng tăng lên hằng năm. Việc mở rộng đối tượng được sở hữu nhà kỳ vọng sẽ giúp thu hút nguồn kiều hối tham gia đầu tư vào thị trường bất động sản Việt Nam trong thời gian tới.

Tại điều 4, Luật Đất đai (sửa đổi)  quy định về người sử dụng đất được bổ sung thêm nhóm gốc Việt định cư ở nước ngoài nhưng không có quốc tịch Việt Nam (hay còn gọi là Việt kiều). Nhóm này sẽ được hưởng đầy đủ quyền lợi về đất đai, nhà ở như công dân trong nước và người Việt định cư ở nước ngoài (người còn quốc tịch Việt Nam).

Trong luật mới, điều 28 quy định người gốc Việt định cư ở nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam được mua, thuê nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở, nhận quyền sử dụng đất ở trong dự án phát triển nhà ở; nhận thừa kế quyền sử dụng đất ở và các loại đất khác trong cùng thửa đất có nhà - điều mà luật hiện hành không có những quy định này.

Việt kiều được mua nhà, sẽ thúc đẩy thị trường BĐS

Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, lượng kiều hối về Việt Nam năm 2023 ở mức 14 tỷ USD. Ngân hàng Nhà nước ước tính lượng kiều hối chuyển về nước năm 2023 tăng từ 25 - 30% so với năm 2022.

Các chuyên gia đánh giá việc mở rộng này sẽ tránh được bất cập khi trước đây muốn sử dụng đất trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải nhờ người thân trong nước đứng tên thực hiện giao dịch chuyển nhượng. Việc này đã khiến không ít tranh chấp phát sinh.

Mặt khác, việc quy định mở rộng đối tượng người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua nhà ở tại Việt Nam của Luật Đất đai năm 2024 đã tạo sự bình đẳng giữa người dân trong nước và kiều bào trong việc sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất.

Theo các chuyên gia, Việt Nam cần hành động để cải thiện môi trường đầu tư. Khi người nước ngoài biết đến Việt Nam nhiều hơn, họ sẽ đến để tìm hiểu cơ hội. Như vậy, ngành bất động sản mới hấp dẫn dòng vốn đầu tư nước ngoài và đóng góp vào sự thành công của Chiến lược Hợp tác đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021-2030. Giới chuyên gia nhận định, trong những năm gần đây, Việt Nam đang trở thành điểm đến đầu tư đầy hứa hẹn cho dòng tiền và các nhà đầu tư, đặc biệt mang đến nhiều cơ hội hơn cho bất động sản công nghiệp – phân khúc hưởng lợi trực tiếp từ các làn sóng đầu tư mới.

Chính trị ổn định, kinh tế đang phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch, với mức lạm phát duy trì thấp và tỷ giá được Nhà nước kiểm soát ổn định hơn trong tương quan với các quốc gia khác trong khu vực, đây chính là điểm mạnh hứa hẹn thu hút các nhà phát triển bất động sản nước ngoài tại những vị trí và phân khúc có dư địa phát triển tốt.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Quy định mới về đặt cọc mua nhà đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

UBND thành phố Hải Phòng vừa yêu cầu Sở Xây dựng công khai thông tin cụ thể của từng dự án nhà ở xã hội để người dân có nhu cầu nắm được thông tin.

Tháng 6 năm 2024, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản đã được Quốc hội thông qua, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025. Đáng chú ý, Điều 39 Luật Đấu giá tài sản sửa đổi về tiền đặt trước và xử lý tiền đặt trước có nhiều điểm đáng chú ý.

Sở Xây dựng TP. HCM đã trình UBND thành phố dự thảo đề cương đề án quản lý, hỗ trợ nhà ở riêng lẻ có mục đích cho thuê trọ.

Nhiều địa phương tại Hà Nội đã rà soát quỹ đất đẹp, đầu tư hạ tầng đồng bộ để hấp dẫn các nhà đầu tư, qua đó hướng đến việc đạt mục tiêu thu ngân sách từ đấu giá quyền sử dụng đất.

Gần đây, thị trường bất động sản Việt đã xuất hiện những tên tuổi mới phát triển rất mạnh mẽ khi theo đuổi chiến lược M&A (mua bán và sắp nhập).