Việt Nam đón cơ hội thu hút vốn FDI chất lượng cao

Quý I/2024, đã có hơn 6,17 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam. Đáng chú ý là vốn FDI thực hiện đạt trên 4,6 tỷ USD, cao nhất trong 5 năm qua. Còn với kinh tế Thủ đô, kết thúc quý đầu tiên, Hà Nội dẫn đầu cả nước với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 970,8 triệu USD, gấp hơn 6 lần so với cùng kỳ năm 2023. Những con số cho thấy chất lượng môi trường đầu tư kinh doanh ngày càng được cải thiện, niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục được củng cố.

Khu đất gần 170.000 m2 tại Khu công nghiệp hỗ trợ nam Hà Nội vừa được một doanh nghiệp từ Đài Loan thuê. Trong năm nay sẽ khởi công nhà nhà máy sản xuất linh kiện điện tử, thiết bị y tế thông minh, đợt I quy mô 200 triệu USD. Doanh nghiệp cho biết có nhiều lý do chọn đây làm điểm đến đầu tư.

Ông Cheng Ming Chung, Giám đốc cấp cao Công ty TNHH Inventec Appliances cho biết: "Chúng tôi chọn KCN hỗ trợ Nam Hà Nội do có tiềm lực về sản xuất công nghiệp công nghệ cao, hạ tầng giao thông thuận tiện, nằm cạnh cao tốc, gần cảng biển, tiềm năng logistics rất lớn. Chúng tôi sẽ xây dựng nhà máy hơn 16 hecta cuối năm nay, công suất 32 triệu sản phẩm/năm, cần khoảng 10-15 nghìn lao động."

Đón cơ hội thu hút vốn FDI chất lượng cao

Còn nhà máy này của một công ty từ Đức, được khởi công tại Cụm công nghiệp Thanh Oai vào năm 2008. Tổng vốn đầu tư khoảng 32,6 triệu Euro, chuyên sản xuất dụng cụ y tế, quy mô gần 100.000 m2, doanh nghiệp cam kết đầu tư lâu dài tại Việt Nam.

Ông Torben Minko - Tổng Giám đốc Công ty B.Braun Đức - Hà Nội chia sẻ: "Chúng tôi tin tưởng rằng Hà Nội là một điểm đầu tư tốt. Nguyên nhân chính là do Hà Nội là thủ đô, rất gần hệ thống chính trị. Vị trí đó thuận tiện cho các nhà đầu tư. Sự phát triển xanh của Hà Nội khiến doanh nghiệp như chúng tôi tin tưởng."

Khu đất gần 170.000 m2 tại Khu công nghiệp hỗ trợ nam Hà Nội vừa được một doanh nghiệp từ Đài Loan thuê.

Niềm tin của doanh nghiệp vào môi trường đầu tư của  Hà Nội là điểm rất đáng chú ý trong quý I năm nay. Để có thể duy trì đà tăng vốn FDI một cách bền vững, đặc biệt hướng tới các dự án công nghệ cao, giới chuyên gia cũng nhấn mạnh nhiều yếu tố đặc biệt là lành mạnh hoá môi trường đầu tư kinh doanh, cơ sở hạ tầng và đội ngũ nguồn nhân lực.

Ông Võ Trí Thành, Chuyên gia kinh tế: "Dịch chuyển dòng vốn FDI có chất lượng phù hợp với chiến lược của Việt Nam. Bên cạnh các yếu tố truyền thống, ổn định vĩ mô, tự do hoá, nhân công,  họ còn đòi hỏi cái môi trường bắt nhịp được xu thế mới, môi trường xanh, môi trường để dịch chuyển chuyên gia.."

 Hà Nội dẫn đầu cả nước với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 970,8 triệu USD, gấp hơn 6 lần so với cùng kỳ năm 2023.

Dòng vốn FDI năm nay vào Việt Nam sẽ vẫn duy trì ở mức cao, song có thể chịu áp lực khi áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu đã có hiệu lực từ đầu năm nay. Bên cạnh những lợi thế vượt trội, Việt Nam cần chủ động hơn nữa để đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài trong bối cảnh khi mức độ cạnh tranh thu hút vốn giữa các quốc gia trong khu vực rất gay gắt. Nếu không đủ mức độ sẵn sàng, Việt Nam có thể sẽ bỏ lỡ cơ hội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Khoảng trống tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa (doanh nghiệp SME) ở Việt Nam ước tính khoảng 24 tỷ USD - gấp 2,11 lần mức cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện tại.

Thị trường sản phẩm Halal tại Trung Đông đầy tiềm năng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam. Nhưng nhiều doanh nghiệp chưa tận dụng cơ hội khai thác.

Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) khuyến cáo doanh nghiệp thường xuyên theo dõi thông tin, trao đổi với đối tác để nắm bắt thông tin sớm về khả năng bị điều tra phòng vệ thương mại mặt hàng xuất khẩu.

Sự phát triển bùng nổ của thương mại điện tử đã hỗ trợ tích cực cho hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. Xu hướng chuyển đổi từ kinh doanh truyền thống sang các nền tảng số được coi là giải pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là khối doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ thâm nhập, mở rộng thị trường xuất khẩu.

Doanh nghiệp ngành sữa duy nhất của Việt Nam cũng như của châu Á, Vinamilk vừa được vinh danh tại hạng mục Green Leadership (Lãnh đạo xanh) theo Giải thưởng Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á.

Tổng giá trị sản xuất kinh doanh của 6 doanh nghiệp thuộc Bộ Xây dựng ước đạt gần 30.000 tỷ đồng, bằng 94% so với cùng kỳ năm 2023 nhưng chỉ đạt 45% kế hoạch năm 2024.