Việt Nam là điểm đến đầu tư tại Đông Nam Á

Theo khảo sát do Bain & Company của Mỹ thực hiện, Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á về thu hút nhà đầu tư dài hạn. Nhiều ý kiến cho rằng, điều này có được là bởi chủ trương đầu tư vào giáo dục, theo đuổi các hiệp định thương mại tự do và cải thiện cơ sở hạ tầng của Chính phủ Việt Nam.

Doanh nghiệp Pearl Group (Đức) đã lựa chọn Việt Nam là nơi mở trung tâm sản xuất mới trong chiến lược thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Đông Nam Á. Trong quá trình hướng tới sản xuất xanh và phát triển bền vững, các doanh nghiệp Việt Nam cần các giải pháp mới. Sự hỗ trợ của các doanh nghiệp hàng đầu thế giới tại Việt Nam sẽ cung cấp các giải pháp giúp ngành công nghiệp Việt Nam phát triển hiệu quả và bền vững hơn.

Ông Martin Kruczinna - Giám đốc điều hành của Pearl Group (Đức) cho biết: "Chúng tôi tin tưởng vào tiềm năng của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Chúng tôi ở đây vì mục tiêu lâu dài. Khoản đầu tư vào Việt Nam là minh chứng cho niềm tin vào tiềm năng phát triển của Việt Nam. Nhà máy của chũng tôi có thế mạnh về trộn tiên tiến cũng như sản xuất tiền polyme, có khả năng sản xuất một loạt các công thức polyol đa dạng, phục vụ nhu cầu ngày càng tăng trong các ngành công nghiệp như xây dựng, thiết bị gia dụng, tấm kim loại, giày dép, bao bì mềm. Suy thoái kinh tế toàn cầu đã gây ra tình trạng cắt giảm chi phí trên diện rộng trong nhiều ngành, khiến nhiều khách hàng cảm thấy bị bỏ rơi. Giúp khách hàng vượt qua mọi thách thức và sản xuất ra các sản phẩm polyurethane tốt nhất chính là điều mà chúng tôi hướng tới".

Nhiều quốc gia hiện coi Việt Nam là nền kinh tế thị trường, điều này đã giúp củng cố mối quan hệ thương mại toàn cầu của Việt Nam. Trong 9 tháng đầu năm 2024, Việt Nam thu hút gần 25 tỷ USD vốn FDI, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm 2023, số vốn thực hiện cao hơn cả trước dịch Covid-19.

"Việt Nam sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư đặc biệt trong các ngành đang phát triển nhanh như thương mại điện tử, y tế, giáo dục và năng lượng tái tạo. Họ cũng đang chú ý đến chuỗi cung ứng bền vững, có tính đến bối cảnh kinh tế vĩ mô", ông Joon Suk Park - Giám đốc Khối Kinh doanh Quốc tế, HSBC Việt Nam nói.

Theo đánh giá của Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông John Rockhold, các nhà đầu tư nước ngoài cũng đang bước cùng con đường của Việt Nam khi tăng trưởng xanh là đích đến của họ, bởi đây là con đường để họ bán được sản phẩm ra toàn thế giới. Việt Nam rất có tiềm năng để trở thành trung tâm xanh, nơi có thể xây dựng những nhà máy xanh, những khu công nghiệp xanh để thu hút các nhà đầu tư.

Năm nay, Việt Nam đặt mục tiêu thu hút FDI 39 - 40 tỉ USD. Với số lượng vốn đã cam kết đến thời điểm này, cùng với nỗ lực của Chính phủ, con số này là khả quan.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sau khi sụt giảm xuất khẩu trong năm 2023, nhóm sản phẩm cá ngừ đông lạnh của Việt Nam đã liên tục tăng trưởng trong 9 tháng năm 2024, đạt hơn 51 triệu USD, tăng 19% so với cùng kỳ.

Theo thống kê của Hải quan, trong 9 tháng của năm nay, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc đã đạt 149,2 tỷ USD.

Thực hiện kinh tế tuần hoàn mang lại lợi ích về môi trường, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều những vướng mắc, khó khăn về cơ chế, chính sách khi doanh nghiệp muốn áp dụng kinh tế tuần hoàn.

Số lượng các doanh nghiệp Nhật Bản muốn đầu tư vào nước Việt Nam đến nay là 2.000 doanh nghiệp và vẫn tiếp tục tăng lên. Việc hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Nhật Bản đang nhận được sự chung tay của nhiều bộ, ngành, hiệp hội.

Giá vàng thế giới tiếp đà tăng mạnh nhờ kỳ vọng lãi suất thay đổi. Trong nước, giá vàng nhẫn đảo chiều tăng, vượt 83 triệu đồng/lượng.

Tại TP.HCM, vừa diễn ra Diễn đàn thường niên "Doanh nhân trẻ - Khát vọng toàn cầu" 2024 với chủ đề "Tài chính thông minh - Đòn bẩy cho khát vọng toàn cầu”.