Việt Nam lên lộ trình về phương tiện giao thông xanh

Việt Nam đang dần định hình lộ trình rõ ràng để thực hiện một trong những chuyển đổi sẽ có tác động sâu rộng tới nền kinh tế và nhiều ngành nghề, đó là sử dụng xe điện trên quy mô lớn.

Từ năm 2022, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định ban hành chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh. Trong đó, đặt mục tiêu đến năm 2030, 50% phương tiện giao thông đô thị và toàn bộ xe buýt, taxi nội đô sẽ chạy bằng điện; đến năm 2050, toàn bộ phương tiện giao thông đường bộ sẽ chuyển sang sử dụng năng lượng xanh. Với mục tiêu mang tính thay đổi sâu rộng như vậy, theo Ngân hàng Thế giới đánh giá, sẽ cần một kế hoạch hành động và quyết tâm rất lớn.

Bà Mariam J. Sherman - Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, Campuchia và Lào cho biết: "Chúng tôi nhìn thấy những quyết tâm của Chính phủ Việt Nam qua Quyết định 876. Đây sẽ là một công cuộc chuyển đổi quan trọng và phức tạp nên nó sẽ cần đến sự chung tay góp sức của nhiều bộ, ngành. Ngân hàng Thế giới cam kết sẽ đồng hành cùng Việt Nam trong quá trình chuyển đổi không chỉ ở việc chuyển đổi phương tiện mà còn là sự phát triển của ngành năng lượng".

Tuy nhiên, thách thức đặt ra là khả năng đáp ứng của ngành năng lượng. Theo Quy hoạch điện VIII, ngành điện sẽ cần bổ sung 28% công suất vào năm 2050 để đáp ứng nhu cầu sạc. Đáng chú ý, nhu cầu điện từ xe điện dự kiến tăng mạnh sau năm 2030, đặc biệt là từ các dòng xe ô tô điện và xe thương mại. Như vậy trước mắt, việc cải thiện hiệu suất mạng lưới điện và triển khai các trạm sạc công cộng thông minh là giải pháp cấp bách để giảm áp lực.

Theo ông Bowen Wang, Chuyên gia về chuyển đổi xanh, để hỗ trợ chuyển đổi phương tiện giao thông xanh, ngành năng lượng sẽ cần nguồn vốn đầu tư lớn để mở rộng mạng lưới các trạm sạc công cộng, nâng cấp cơ sở hạ tầng, năng lực truyền tải và phát triển công nghệ lưu trữ năng lượng. Điều này đòi hỏi sự phối hợp giữa chính phủ và khu vực tư nhân để huy động nguồn lực.

Các chuyên gia đánh giá, với những nỗ lực hiện tại, Việt Nam đang dần xây dựng một nền tảng vững chắc để vừa phát triển giao thông xanh, vừa đáp ứng nhu cầu năng lượng bền vững, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tại phiên tòa xét xử vụ “chuyến bay giải cứu” giai đoạn 2, khi được quyền tự bào chữa, đã có những bị cáo không cầm được nước mắt, mong HĐXX cho họ được hưởng lượng khoan hồng của pháp luật.

Rạng sáng ngày 25/12, qua công tác theo dõi nắm bắt tình hình, lực lượng chức năng đã phát hiện, bắt giữ phương tiện thủy có dấu hiệu bơm, hút cát trái phép.

Tình trạng lún, nứt đê Ngọc Tảo đoạn qua địa phận hai xã Ngọc Tảo và Tam Hiệp (huyện Phúc Thọ) diễn biến phức tạp, UBND thành phố Hà Nội đang chỉ đạo các sở ngành và huyện Phúc Thọ tập trung xử lý khẩn cấp.

Năm 2024 là tròn 30 năm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (hay còn gọi là UNCLOS 1982) chính thức có hiệu lực. Công ước là nền tảng để các nước cùng hợp tác quản trị đại dương một cách có trật tự và bền vững.

Đêm Noel (24/12), Công an TP. Hà Nội huy động 100% các Tổ cảnh sát 141 để xử lý "quái xế". Tại địa bàn huyện Chương Mỹ và quận Hà Đông, nhiều trường hợp vi phạm đã bị xử lý.

Nhằm chuẩn bị tốt nhất các điều kiện phục vụ nhân dân Thủ đô vui xuân, đón mừng năm mới an toàn, lành mạnh, tiết kiệm, tạo khí thế và động lực mới, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ công tác năm 2025, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội yêu cầu cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp của Thành phố tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau: