Việt Nam trước cơ hội phát triển ngành Halal thành thế mạnh

Thế giới có gần 2 tỷ người Hồi giáo với mức chi tiêu cho thực phẩm Halal 2.000 tỷ USD và dự báo sẽ lên tới 15.000 tỷ USD vào năm 2050. Đây là cơ hội lớn cho các nước xuất khẩu lương thực, thực phẩm như Việt Nam.

Vườn bưởi tại huyện Đan Phượng (Hà Nội) được trồng theo tiêu chuẩn làm nguyên liệu chế biến mỹ phẩm xuất khẩu đi thị trường Hồi giáo. Quy trình trồng, chăm sóc, thu hái và chế biến đều đạt chứng nhận Halal. Theo đại diện hợp tác xã, Halal là tiêu chuẩn cao nhưng có thể đạt được.

Bà Bá Nguyệt Thu, Chủ tịch Hội đồng quản trị hợp tác xã Hà Nội Xanh (huyện Đan Phượng) cho biết: “Nghiên cứu thị trường cũng như chọn lọc sản phẩm phù hợp với thị trường mục tiêu, chúng tôi thấy rằng nó không hề khó. Bởi vì nguồn nguyên liệu, tài nguyên của Việt Nam mình hoàn toàn phù hợp với cái nhu cầu của người Hồi giáo và chúng tôi hiểu, tôn trọng văn hóa của họ”.

Không chỉ có quả bưởi mà các loài hoa như hoa hồng, hoa nhài đặc biệt phù hợp làm nguyên liệu cho mỹ phẩm phục vụ thị trường Hồi giáo.

Cùng với đó, nguồn cung nông sản và thủy sản tươi sống cũng là thế mạnh đặc biệt của Việt Nam. Ông Abbas, Chủ tịch ngành Halal Việt Nam cho hay: “Việt Nam là nước nông nghiệp, tất cả sản sản phẩm về nông nghiệp, hải sản là thế mạnh và rất phù hợp với thị trường Halal trên toàn cầu. Mặt khác, Việt Nam không tiếp xúc được với thị trường trên thế giới hiện nay là do chưa đáp ứng được tiêu chuẩn về Halal. Nếu đáp ứng được tiêu chuẩn Halal thì cần phổ biến về tiêu chuẩn này cho các doanh nghiệp”.

Mặc dù rất tiềm năng nhưng sự tham gia của các doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường Halal đến nay mới chỉ đáp ứng được khoảng 1/3 nhu cầu từ các nước Hồi giáo.

Chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới ba nước UAE, Saudi Arabia và Qatar được kỳ vọng sẽ tạo cơ hội để Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường thực phẩm Halal. Thủ tướng đã trực tiếp giới thiệu tiềm năng cung ứng sản phẩm nông sản và thực phẩm của Việt Nam với lãnh đạo các nước, các tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới.

Với sự tham gia của Chính phủ, việc hợp tác quốc tế trong phát triển ngành Halal Việt Nam được thúc đẩy. Các chuyên gia cho rằng, thời gian tới việc cần làm ngay là rà soát lại các cơ sở chứng nhận Halal để làm sao có sự tương thích với các tiêu chuẩn Halal toàn cầu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tại Hội nghị tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2024 và triển khai kế hoạch kinh doanh năm 2025, đại diện lãnh đạo Công ty cổ phần PVI (PVI Holdings - Mã: PVI) cho biết, năm 2024, toàn hệ thống PVI đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm.

Số người tiêu dùng tại Eurozone sở hữu tiền điện tử đã tăng hơn gấp đôi trong hai năm qua, với phần lớn người sử dụng loại tiền này như một kênh đầu tư.

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank, mã CTG, sàn HoSE) vừa thông báo kế hoạch chào bán 40 triệu trái phiếu ra công chúng đợt 1, với tổng giá trị lên tới 4.000 tỷ đồng.

Tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2024, kết quả kinh doanh của ACV suy giảm trong quý IV song luỹ kế năm 2024, cả doanh thu và lợi nhuận đều cán mốc cao kỷ lục.

Trong báo cáo "Hướng tới 2025", VinaCapital nhận định xuất khẩu của Việt Nam sẽ chậm lại trong năm tới và tăng trưởng nước ta sẽ phụ thuộc các yếu tố bên trong như tiêu dùng, đầu tư công.

Để ngăn chặn “sốt” hàng và giữ giá ổn định dịp cuối năm, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã triển khai kế hoạch dự trữ hàng hóa lớn phục vụ Tết Nguyên đán 2025.