Việt Nam ứng dụng Blockchain bảo mật cuộc gọi và tin nhắn

Các kỹ sư công nghệ đã sáng tạo thành công một ID mềm “made in Việt Nam” ứng dụng Blockchain và AI trong kết nối có thể bảo mật tuyệt đối cho người dùng.

Để có thể tạo ra ID mềm bảo mật cao trên nền tảng phi tập trung ứng dụng công nghệ Blockchain có khả năng kết nối đa nền tảng, đa quốc gia, nhóm kỹ sư của BCD Blockchain đã phải mất hơn hai năm nghiên cứu.  Trợ lý ảo AI giúp người dùng có kiến thức chuẩn về tài sản số và định hình dòng tiền.

Với thành công này, Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở châu Á sáng tạo được một ID mềm ứng dụng Blockchain trong viễn thông.

Các kỹ sư công nghệ đã sáng tạo thành công một ID mềm “made in Việt Nam” ứng dụng Blockchain và AI.

Anh Tony Đặng Minh Tuấn, người sáng lập BCD Blockchain, cho hay: “Chúng tôi xây dựng những ID mềm phi tập trung cho nên người dùng có thể kết nối ngang hàng. Những mạng có sẵn rồi nên chúng tôi không phải xây dựng dữ liệu trung tâm. Sau cuộc gọi và nhắn tin thì dữ liệu tự động sẽ xóa đi. Nó rất là an toàn và họ có thể đưa ID đó về bất cứ nơi đâu, miễn là có chuỗi khối bảo mật. Chúng tôi là một trong những đơn vị đầu tiên đưa ra triết lý kết nối mới cho thế giới thông qua ID mềm”.

Theo các chuyên gia, việc ứng dụng công nghệ Blockchain trong kết nối và AI là một xu hướng tất yếu của Internet và IoT. Tài sản số trong tương lai sẽ ngày càng thịnh hành, bởi nó là chìa khoá mở cửa nền kinh tế số.

Theo dự báo, đến năm 2030, có 16.000 tỷ USD tài sản truyền thống sẽ được mã hoá kỹ thuật số, chiếm 10% GDP toàn cầu.

Việc ứng dụng công nghệ Blockchain trong kết nối và AI là một xu hướng tất yếu của Internet và IoT.

Tiến sỹ Trần Quý, Viện trưởng Viện Phát triển Kinh tế số Việt Nam, cho biết: “Trong kỷ nguyên về kinh tế số thì những giao dịch hay những hoạt động trên không gian mạng rất là nhiều. Chúng ta ứng dụng công nghệ Blockchain vào thì nó trở thành rất tối ưu. Đặc biệt trong thời điểm Việt Nam đang hình thành một khung pháp lý về tài sản số tại Việt Nam”.

10 triệu BSim và gói dùng AI đã chính thức được tặng miễn phí cho người dùng Việt Nam và toàn châu Á. Mục tiêu hướng tới là khoảng 1 tỷ người dùng sẽ sử dụng ID mềm “made in Vietnam” này.

Nhiều đơn vị lớn như Hội Internet Việt Nam, Viện phát triển Kinh tế số Việt Nam và các công ty, doanh nghiệp, quỹ đầu tư đã ký kết hợp tác với BCD Blockchain.

Trong kỷ nguyên công nghệ, Việt Nam đã hiện thực hoá giấc mơ chip bán dẫn “made in Việt Nam”. Giờ đây, những người trẻ Việt đã có thể tạo ra những ID mềm ứng dụng công nghệ Blockchain, kết hợp AI để phục vụ nhu cầu của cuộc sống và nền kinh tế số.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Một số người dùng tại Việt Nam cho biết, iPhone 16 của họ dính lỗi Panic Full - hiện tượng máy tự khởi động lại hoặc tắt nguồn đột ngột.

Viettel đã trở thành nhà mạng đầu tiên công bố thương mại hóa 5G tại Việt Nam, phủ sóng tại 63 tỉnh thành, sau 6 tháng đấu giá thành công quyền sử dụng khối băng tần B1 (2500 - 2600 MHz) với số tiền 7.533 tỷ đồng.

Hãng SpaceX của tỷ phú Elon Musk hôm qua 14/10, đã phóng thành công tàu vũ trụ Starship trong vụ thử nghiệm lần thứ 5. Đây cũng là lần đầu tiên SpaceX thử nghiệm khả năng cho tên lửa đẩy Super Heavy đáp xuống đất thành công.

Diễn đàn quản trị doanh nghiệp Việt Nam năm 2024 vừa được Hội các Nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam (VACD) tổ chức với chủ đề “Ra quyết định quản trị dựa trên dữ liệu và trí tuệ nhân tạo ”.

Meta thông báo sẽ sớm triển khai trợ lý ảo Meta AI tại nhiều quốc gia, gồm có Việt Nam trong “vài tuần tới”.

Tối 5/10, tại sân vận động Đại học Bách Khoa Hà Nội, Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS), Báo Tiền Phong và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã đồng tổ chức khai mạc “Ngày Thẻ Việt Nam 2024 - Sóng Festival” dành cho giới trẻ.