Vịnh Hạ Long sau 30 năm được vinh danh di sản thế giới
Với hàng nghìn đảo đá vôi nổi trên sóng nước, những hang động kỳ bí và những bãi biển hoang sơ, thiên nhiên kỳ vĩ, giá trị của vịnh Hạ Long không chỉ nằm ở vẻ đẹp kỳ quan thiên nhiên, mà còn ở sự đa dạng sinh học phong phú, hệ sinh thái độc đáo và những giá trị địa chất, địa mạo đặc trưng, các giá trị văn hóa, khoa học…là điểm đến thu hút du khách trong và ngoài nước.
Chị Dianna Falk - du khách Đức, chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên tôi đến Hạ Long, tôi rất bất ngờ trước vẻ đẹp, sự hùng vĩ của vịnh Hạ Long. Phải nói rằng cảnh quan tự nhiên ở vịnh rất đẹp, độc đáo, đặc biệt là sự huyền bí từ những truyền thuyết về rồng mà chúng tôi được nghe hướng dẫn viên chia sẻ. Trong hành trình tham quan, trải nghiệm các hang động, ngắm nhìn các hòn đảo lớn nhỏ tôi thấy rất thú vị”.
Ngày 16/9/2023, vịnh Hạ Long cùng quần đảo Cát Bà (Hải Phòng) một lần nữa được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Đây là Di sản thiên nhiên thế giới kép đầu tiên của Việt Nam, có ý nghĩa vô cùng lớn với Việt Nam nói chung, hai tỉnh, thành phố Quảng Ninh và Hải Phòng nói riêng.
30 năm qua, đã có trên 57 triệu lượt du khách tham quan vịnh, thu phí tham quan đạt trên 8,6 ngàn tỷ đồng. Vịnh Hạ Long đã thực sự trở thành thương hiệu nổi tiếng của du lịch Quảng Ninh, của Việt Nam và của thế giới; được đài CNN bình chọn là một trong 25 điểm đến hấp dẫn nhất trên thế giới vào năm 2023.
Ông Vũ Kiên Cường - Trưởng Ban quản lý vịnh Hạ Long, Quảng Ninh, cho biết: “Hiện vịnh Hạ Long mới khai thác được khoảng từ 10 đến 20% tài nguyên du lịch. Nhận thức được điều đó, Ban quản lý đang phối hợp cùng với các sở, ngành, địa phương có liên quan tham mưu cho tỉnh Quảng Ninh có đánh giá, rà soát, nghiên cứu nguồn tài nguyên đang bỏ ngỏ. Ban đang nghiên cứu, nâng cấp các sản phẩm du lịch hiện có, ngoài ra sẽ nghiên cứu phát triển các sản phẩm du lịch mới theo hướng lựa chọn những sản phẩm du lịch đẳng cấp, phục vụ cho các dòng khách cao cấp, có chi trả cao”.
Các sản phẩm, dịch vụ du lịch trên vịnh Hạ Long ngày càng đa dạng, phong phú với 8 hành trình tham quan, 5 cụm, điểm lưu trú nghỉ đêm, địa phương cũng đã mở rộng không gian du lịch theo hướng phát triển các sản phẩm đặc trưng vùng miền để tăng tính kết nối khu vực vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long, Vân Đồn và Cô Tô, góp phần giảm tải hoạt động du lịch khu vực vùng bảo vệ tuyệt đối của di sản.
Vừa qua, những tác phẩm đa phương tiện từ cuộc thi "Happy Việt Nam - Việt Nam hạnh phúc" do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức, đã cho thấy hiệu quả tích cực trong hành trình đưa hình ảnh Việt Nam đến gần hơn với bạn bè quốc tế.
Trong bất cứ bức ảnh xưa cũ nào về Hà Nội, cũng thấp thoáng có bóng cây cột điện đinh tán màu đen. Trong ký ức của nhiều người Hà Nội, những cây cột điện như người bạn thân thuộc gắn bó suốt một thời thơ ấu, cũng là nơi không ít mối tình chớm nở chọn làm nơi hẹn hò. Cột điện đinh tán hiện diện dần trở thành “mảnh hồn đô thị”.
Hôm nay 15/12 là ngày thành lập Hiệp hội UNESCO Hà Nội. 30 năm qua ghi dấu hành trình góp phần gìn giữ và lan toả sản văn hóa Thủ đô của 37 câu lạc bộ, trung tâm, đoàn nghệ thuật, hơn 1.500 hội viên trực thuộc Hiệp hội UNESCO Hà Nội.
Hiện nay, cả nước có hơn 40.000 di tích và khoảng gần 70.000 di sản văn hóa phi vật thể, trong đó có: 34 di sản đã được UNESCO ghi danh. Việt Nam được đánh giá là nước thành viên “hình mẫu” tham gia các Công ước của tổ chức UNESCO.
Những ngày qua, nhà sản xuất phim “Công tử Bạc Liêu” đã tổ chức Triển lãm mỹ thuật "Once Upon A Time In Indochine", trưng bày hàng loạt phục trang, đạo cụ tinh xảo từng xuất hiện trong bộ phim.
Hai làng nghề truyền thống Phúc Am (vàng mã) và Hạ Thái (sơn mài) tại xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, Hà Nội đang được Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với các công ty lữ hành phát triển thành sản phẩm tour văn hóa di sản, hướng đến phục vụ du khách quốc tế.
0