Virus HMPV từng được phát hiện tại TP.HCM

Thông tin về virus HMPV gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc đang thu hút sự chú ý. Tuy nhiên, đây không phải là virus mới mà từng được phát hiện tại TP.HCM, là một trong những tác nhân gây viêm hô hấp ở trẻ em tại TP.HCM năm 2023 và 2024.

Sở Y tế TP.HCM cho biết HMPV không phải virus mới, đã từng được phát hiện là một trong những tác nhân gây viêm hô hấp ở trẻ tại TP.HCM.

Bác sĩ Trần Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, nhận định đây là một trong những virus bình thường gây ra cảm lạnh, cảm cúm và rất thuần với con người nên không cần lo lắng.

Bác sĩ Trần Hữu Khanh cho hay: “Khi mà mình nghe virus này có ở Trung Quốc, người ta so sánh nó giống Covid hay gì đó, thì đó là một hiện tượng hết sức bình thường. Không cần thiết phải so sánh như Covid đâu, chỉ cần so sánh nó giống như bệnh cúm thôi. Năm 2001, ở bên Hà Lan phát hiện ra con virus này, nhưng sau đó tìm hiểu thì con virus này đã lưu hành khoảng 50 năm rồi. Chứng tỏ là nó rất thuần với con người”.

Ghi nhận của phóng viên Đài Hà Nội, trẻ đến khám bệnh sáng 9/1 tại Bệnh viện Nhi đồng 1 chủ yếu là ho, sốt, sổ mũi và các bệnh liên quan tiêu hóa, dinh dưỡng.

Theo hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm tại TP.HCM, năm 2024, ghi nhận số ca viêm đường hô hấp dao động từ 16.000 - 18.000 ca mỗi tháng trong 8 tháng đầu năm và tăng trong ba tháng cuối năm.

Bác sĩ chuyên khoa 2 Lê Minh Lan Phương - Trưởng Khoa Khám Bệnh, Bệnh viện Nhi đồng 1, cho biết: “Trong thời gian vừa qua, với thời tiết trở lạnh hơn so với mọi năm thì trung bình lượt khám tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nhi đồng 1, là bốn ngàn lượt khám một ngày. Trẻ khám và nhập viện với triệu chứng nhiều là sốt, ho, sổ mũi, nhập viện với viêm tiểu phế quản. Tuy nhiên, không ghi nhận trường hợp nào trẻ nhiễm HMPV tại Khoa Khám bệnh cũng như là trong khu vực nội trú của bệnh viện”.

Càng gần thời điểm cuối năm, khi thời tiết chuyển lạnh, các bệnh hô hấp có xu hướng gia tăng. Tuy nhiên, hiện tại chưa ghi nhận những biến động bất thường về số ca mắc cũng như tình trạng bệnh nặng tại các bệnh viện. Các chuyên gia y tế khuyến cáo người dân không nên hoang mang và cần chủ động phòng tránh.

“Người lớn tuổi hay là trẻ em thì phải nhớ là người lớn tuổi khi mắc bất cứ một con virus nào cũng có thể trở nặng hết. Nên làm sao ăn đủ chất, ngủ đủ giấc, uống đủ nước, phải tập luyện thường xuyên. Khi mình đi ra ngoài môi trường mà đông, hay là thể trạng mình yếu thì mình phải mang khẩu trang, đặc biệt là rửa tay và nên chích ngừa cúm”, bác sĩ Trần Hữu Khanh khuyên.

Sở Y tế TP.HCM khuyến cáo không chủ quan trước những diễn biến có thể xảy ra. Sở đã chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố, các đơn vị y tế tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên thế giới, sẵn sàng triển khai hoạt động kiểm dịch y tế tại sân bay, cảng biển theo chỉ đạo của Cục Y tế Dự phòng, nhằm phát hiện sớm, ngăn ngừa nguy cơ lây lan dịch bệnh nếu có.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tại Họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 8/1, Bộ Y tế cho biết hiện chưa có khẳng định nào về sự kiện y tế bất thường liên quan đến virus viêm phổi HMPV.

Không chủ quan nhưng cũng không quá lo ngại trước virus gây viêm phổi trên người hay gọi tắt là HMPV. Đây là khẳng định của Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, trước những thông tin về diễn biến của tình hình dịch bệnh.

Sáng 8/1, tiếp tục thông tin mới nhất cho phóng viên Đài Hà Nội về tình hình bệnh do virus gây viêm phổi trên người (HMPV) tại Trung Quốc, Cục trường cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế Hoàng Minh Đức cho biết, ngày 7/1, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo các quốc gia thành viên duy trì giám sát các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp.

Những ngày gần đây, Mỹ, Anh và một loạt quốc gia trên thế giới thông báo đang theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh nhiễm trùng đường hô hấp ở Trung Quốc. Động thái trên diễn ra sau khi Trung Quốc thông báo, nước này đang chứng kiến sự gia tăng mạnh các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, với sự gia tăng đáng kể các ca mắc cúm và nhiễm virus HMPV gây viêm phổi. Vậy HMPV có thực sự đáng sợ? Việt Nam cần làm gì để ứng phó?

năm 2024, Việt Nam có 41 ca chết não được gia đình đồng ý hiến tặng mô, tạng. Con số này chiếm 13% trong tổng số ca ghép tạng được thực hiện trong năm qua. Đây được coi là kỷ lục về sô ca hiến tạng tại Việt Nam so với các năm trước.

Đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam cho biết Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc (CDC Trung Quốc) đã công bố các báo cáo hàng tuần về việc theo dõi và giám sát những hội chứng giống cúm.