Vẹn nguyên hơi thở truyền thống tại làng nghề Hòe Thị
Như nhiều làng nghề truyền thống ở Hà Nội, bao năm qua, tiếng đe, tiếng búa chan chát đã trở thành âm thanh quen thuộc gắn liền với nhịp sống của người dân làng Hòe Thị, quận Nam Từ Liêm mỗi ngày.
Xưởng rèn của vợ chồng anh Cương, chị Lan Anh nằm ở đầu làng. Là gia đình đã có truyền thống làm nghề nhiều đời, vậy nên anh chị vẫn luôn cần mẫn tay đe, tay búa trước bễ lò rực lửa, để duy trì nghề từ thời các cụ để lại.
Anh Vũ Định Cương, người dân tại làng dao kéo Hoè Thị, quận Nam Từ Liêm chia sẻ: "Nghề này là 'cha truyền, con nối', nhà tôi ba đời theo nghề. Tôi cũng là người thực hiện các công đoạn từ đầu đến cuối mỗi ngày, để kiểm soát chất lượng sản phẩm tốt nhất".
Chị Nguyễn Thị Lan Anh, vợ anh Cương cho hay, nghề này vất vả, nhất là đối với phụ nữ. Mùa hè thì nóng nực, lúc nào chị cũng phải bịt kín để đỡ khói bụi và vẩy sắt bắn vào người. Hai vợ chồng chị thường làm theo các mẫu của khách đặt, hằng ngày cố gắng hỗ trợ nhau tối đa trong công việc.
Đã từng là nghề truyền thống của làng nhưng vài năm nay, số hộ theo đuổi công việc này như gia đình anh Cương không còn nhiều. Đặc biệt là với những người phụ nữ làm nghề như chị Lan Anh sẽ gặp không ít khó khăn. Nhưng để duy trì nguồn thu nhập chính cho gia đình, anh chị vẫn luôn phải cố gắng.
Gia đình ông Nguyễn Thắng cũng có nghề làm dao kéo từ nhiều đời. Hàng nhà ông làm ra chủ yếu cũng cấp cho các mối buôn các vùng và khách nội đô. Dù vài năm nay, lượng khách sỉ có giảm đi nhưng ông vẫn duy trì công việc, phần để giữ gìn nghề của các cụ , phần có thêm đồng ra đồng vào.
Ông Nguyễn Thắng chia sẻ: "Tôi làm nghề này từ rất lâu rồi, là nghề ông cha truyền lại từ nhiều đời. Tôi vừa sản xuất kéo vừa nhận sửa chữa. Được tiếp xúc với nghề từ bé, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, tôi quyết định gắn bó với nghề - cũng là công việc mà mình yêu thích".
So với những sản phẩm làm hoàn toàn bằng thủ công trước đây, hiện tại sản phẩm của làng rèn Hòe Thị đã có sự hỗ trợ của máy móc nên cũng ngày càng đa dạng về chủng loại, đạt độ chính xác cao, mẫu mã cũng đẹp hơn trước.
Với những bà nội trợ, những con dao cán gỗ hay chiếc kéo được làm từ thép chắc chắn vẫn luôn là những vật dụng cần thiết trong căn bếp. Vậy nên cứ lâu lâu, nhiều khách hàng lại tìm qua nhà ông Thắng để mua dao, kéo phục vụ công việc bếp núc hàng ngày. Có những chiếc kéo của làng Hòe Thị cũng đã gắn bó với căn bếp của nhiều gia đình suốt những năm qua, hay hiện diện quen thuộc trong những cửa hàng may mặc, nhận sửa quần áo lân cận.
Dù có giá trị kinh tế không nhiều, làm dao kéo thủ công vất vả nhưng người dân làng Hòe Thị, quận Nam Từ Liêm vẫn giữ nghề. Giữa bao đổi thay của cuộc sống, người dân làng nghề Hòa Thị hôm nay vẫn luôn giữ tiếng đe, tiếng búa như hơi thở của làng nghề.
Từ những bó hoa tươi có mặt vào những dịp lễ đặc biệt, những khoảnh khắc đáng nhớ, qua bàn tay khéo léo đã trở thành sản phẩm hộp hoa khô, khung ảnh hay đèn hoa... để kỷ niệm được lưu giữ.
Hà Nội không chỉ có bốn mùa quen thuộc xuân - hạ - thu - đông, mà còn có cả một mùa để lưu giữ những bức ảnh, những thước phim, những xúc cảm và kỷ vật vô giá của một thời học trò dấu yêu sẽ không bao giờ trở lại.
Bảo tàng Sinh học, Đại học Tổng hợp (nay là Trường Đại học Khoa học Tự nhiên) được thành lập năm 1926. Đây là Bảo tàng Sinh học đầu tiên của Đông Dương. Trong dịp Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, lần đầu tiên, Bảo tàng đặc biệt này mở cửa cho người dân tham quan.
Không phải ngẫu nhiên mà Hà Nội được gọi là đất Kẻ Chợ. Theo các ghi chép lịch sử, thành Đại La từ xưa là một khu chợ của cả lưu vực sông Hồng, vậy nên người dân khắp nơi đổ về đây trước hết là để buôn bán, dần dần về sau, họ lập thành các phường nghề, rồi làng nghề và hình thành nên các con phố "hàng" trên mảnh đất Kinh kỳ.
Bà con tại xã Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội tất bật với công việc làm miến rong để chuẩn bị cho nhu cầu thực phẩm ngày Tết của người dân, công việc làm miến dù vất vả nhưng đã trở thành nhịp sống quen thuộc của người dân nơi đây.
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chính là một trong những nơi lưu giữ mảnh ghép quá khứ không thể thiếu của người dân nước Việt và nhờ những mảnh ghép ấy mà chúng ta có được ngày hôm nay.
0