Vốn FDI Nhật Bản đổ vào Hà Nội nhiều nhất nước

60% vốn FDI đăng ký đầu tư vào Hà Nội thuộc các dự án của Nhật Bản, chủ yếu tập trung vào các ngành nghề sản xuất linh kiện điện, điện tử, cơ khí, chế tạo.

Hà Nội có 10 khu công nghiệp, thu hút trên 700 dự án đầu tư với 302 dự án FDI, số vốn đăng ký khoảng 6,7 tỷ USD, trong đó, các dự án có vốn đầu tư Nhật Bản trên 4 tỷ USD.

Ông Takeo Nakajima, Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản tại Hà Nội, cho biết: “Tại Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản có các văn phòng tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM với tổng số 2.000 thành viên trên toàn quốc - cao nhất trong ASEAN. Là quốc gia có nền kinh tế đang phát triển, sự ổn định chính trị và rất nhiều thành phố có tiềm năng phát triển kinh tế, bởi vậy, nhiều  doanh nghiệp Nhật Bản đã lựa chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư".

Các dự án có vốn đầu tư Nhật Bản chiếm khoảng 60% tổng vốn đăng ký đầu tư tại Hà Nội.

Tập đoàn Sumitomo của Nhật Bản cùng với các đối tác Việt Nam đang thực hiện dự án Thành phố thông minh Bắc Hà Nội. Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến gần 4,2 tỉ USD, trên tổng diện tích gần 272 ha tại các xã Hải Bối, Vĩnh Ngọc và Kim Nỗ, huyện Đông Anh.

Ông Honda Yukihito, Tổng giám đốc điều hành cấp cao toàn cầu Tập đoàn Sumitomo, chia sẻ: "Dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội được định vị là một dự án rất quan trọng đối với Tập đoàn Sumitomo. Chúng tôi hy vọng sẽ hiện thực hóa một trung tâm đô thị đẳng cấp quốc tế dẫn đường cho kỷ nguyên mới của khu vực ASEAN".

Việt Nam là quốc gia được các doanh nghiệp Nhật Bản ưu tiên thứ hai.

Theo khảo sát từ tổ chức xúc tiến Nhật Bản, Việt Nam là quốc gia được các doanh nghiệp Nhật Bản ưu tiên thứ hai trong việc mở rộng kinh doanh, sau Mỹ. Hiện có tới 66% doanh nghiệp Nhật Bản tại Hà Nội bày tỏ ý định tiếp tục mở rộng đầu tư.

Tuy nhiên, để thu hút các doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam, cần có thêm các cơ chế ưu đãi. Theo ông Takeo Nakajima“Cơ hội kinh doanh và tăng trưởng, cơ sở hạ tầng và các chính sách ưu tiên là những yếu tố mà các doanh nghiệp FDI chất lượng cao quan tâm. Khi các doanh nghiệp chất lượng cao đầu tư vào, cơ sở hạ tầng cần đáp ứng cho họ sản xuất, đó là đường xá, đó là cơ sở hạ tầng xanh, có nguồn năng lượng sạch và các yếu tố đảm bảo cho họ phát triển xanh, giảm chi phí về thuế, mặt bằng".

Nhật Bản là một trong những đối tác đầu tư lớn nhất của Việt Nam, với nhiều dự án đầu tư quy mô lớn, trải rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm cơ sở hạ tầng, công nghệ, sản xuất, và dịch vụ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tại Hội nghị tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2024 và triển khai kế hoạch kinh doanh năm 2025, đại diện lãnh đạo Công ty cổ phần PVI (PVI Holdings - Mã: PVI) cho biết, năm 2024, toàn hệ thống PVI đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm.

Số người tiêu dùng tại Eurozone sở hữu tiền điện tử đã tăng hơn gấp đôi trong hai năm qua, với phần lớn người sử dụng loại tiền này như một kênh đầu tư.

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank, mã CTG, sàn HoSE) vừa thông báo kế hoạch chào bán 40 triệu trái phiếu ra công chúng đợt 1, với tổng giá trị lên tới 4.000 tỷ đồng.

Tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2024, kết quả kinh doanh của ACV suy giảm trong quý IV song luỹ kế năm 2024, cả doanh thu và lợi nhuận đều cán mốc cao kỷ lục.

Trong báo cáo "Hướng tới 2025", VinaCapital nhận định xuất khẩu của Việt Nam sẽ chậm lại trong năm tới và tăng trưởng nước ta sẽ phụ thuộc các yếu tố bên trong như tiêu dùng, đầu tư công.

Để ngăn chặn “sốt” hàng và giữ giá ổn định dịp cuối năm, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã triển khai kế hoạch dự trữ hàng hóa lớn phục vụ Tết Nguyên đán 2025.