Vốn FDI, trợ lực phục hồi của thị trường bất động sản
Tính đến ngày 31/8, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt 20,52 tỷ USD, tăng hơn 8% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, lĩnh vực kinh doanh bất động sản chiếm gần 20% tổng vốn đăng ký cấp mới, đạt 2,4 tỉ USD, gấp 5,1 lần cùng kỳ.
Các luật liên quan đến thị trường bất động sản chính thức có hiệu lực đã tạo hành lang thông thoáng cho thị trường, cộng hưởng với nền kinh tế phát triển ổn định, hạ tầng được đầu tư mạnh mẽ khiến thị trường bất động sản Việt Nam trở nên hấp dẫn. Một số phân khúc như bất động sản công nghiệp, văn phòng, nhà ở, nghỉ dưỡng - những loại hình mà khối ngoại quan tâm sẽ hưởng lợi trực tiếp từ nguồn vốn này.
Năm 2024, công tác đấu giá quyền sử dụng đất dự kiến hoàn thành kế hoạch thu 25 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, UBND thành phố Hà Nội xác định hoạt động đấu giá đất còn tồn tại nhiều hạn chế, cần tiếp tục khắc phục.
Nhằm đảm bảo trật tự xây dựng, hạn chế các vụ cháy, nổ xảy ra đối với loại hình nhà ở riêng lẻ. Bộ Xây dựng đã chủ trì biên soạn tiêu chuẩn Việt Nam quy định các yêu cầu kỹ thuật chung trong thiết kế, xây dựng mới hoặc cải tạo nhà ở riêng lẻ.
Chênh lệch giá đất đền bù theo Luật Đất đai 2024 và luật năm 2013 dẫn tới phát sinh vướng mắc trong hơn 1.000 dự án trên địa bàn Hà Nội.
Trước những tồn tại trong hoạt động đấu giá đất, UBND Thành phố Hà Nội chỉ đạo các quận, huyện, thị xã thực hiện cấp bách một số giải pháp để khắc phục; đồng thời yêu cầu các sở, ngành chức năng giám sát chặt chẽ hoạt động đấu giá đất.
Trong báo cáo thị trường mới đây, hãng dịch vụ bất động sản Cushman & Wakefield cho biết giá thuê văn phòng tại Hà Nội và TP.HCM có xu hướng tiếp tục tăng trong hai năm tới.
Sau 20 năm, những vướng mắc về giải phóng mặt bằng, quy hoạch tại Khu đô thị mới Chi Đông (huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội) đang được tháo gỡ.
0