Vướng giải phóng mặt bằng, Công viên Gia Lâm chậm tiến độ

Công viên Gia Lâm là công trình trọng điểm của huyện trong năm 2024, tuy nhiên, những vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng đang khiến cho dự án khó có thể hoàn thành theo kế hoạch.

Gần 90.000 m² đất nông nghiệp giao theo Nghị định 64 cho các hộ dân và một phần đất công đã được huyện đền bù hỗ trợ. Vướng mắc là phần tài sản trên đất như cây cối, hoa màu được ba hộ dân thuê lại của các hộ có đất để canh tác, các hộ chưa đồng thuận với phương án đền bù hỗ trợ của Nhà nước. Dự án Công viên Gia Lâm hiện mới chỉ có hơn 1/3 mặt bằng được bàn giao khiến cho tiến độ đang bị chậm.

Chỉ huy trưởng công trình thi công Công viên Gia Lâm Lê Trọng Huấn cho biết: “Nhà thầu kiến nghị chủ đầu tư sớm đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng để nhà thầu tập trung nhân lực, thiết bị thi công trong thời gian sớm nhất, đáp ứng tiến độ của chủ đầu tư”.

Dự án xây dựng công viên, vườn hoa, hồ nước có tổng diện tích gần 140.000 m². Đây là công trình công cộng được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Để đảm bảo tiến độ của dự án, huyện Gia Lâm đang tiến hành đối thoại, tuyên truyền vận động và cũng tính đến phương án tổ chức thu hồi đất theo quy định.

Ông Nguyễn Văn Thuyết, Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Gia Lâm, cho hay: “Quyết định phê duyệt phương án đã tạo điều kiện tốt nhất đối với người dân. Nếu tiếp tục vận động tuyên truyền mà các hộ dân vẫn không đồng thuận thì UBND huyện sẽ xây dựng phương án cưỡng chế để giải tỏa mặt bằng, vì đây là dự án mang lại lợi ích cho người dân tại thị trấn Trâu Quỳ và địa bàn huyện”.

Quy hoạch đô thị và phát triển không gian công cộng là chìa khóa để gắn kết dân cư, phát triển kinh tế đô thị. Công viên Gia Lâm (Hà Nội) là một trong những công trình trọng điểm được huyện quyết liệt chỉ đạo triển khai nhằm góp phần hoàn thiện bộ mặt đô thị đảm bảo tiêu chí xây dựng huyện thành quận.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

UBND Thành phố vừa ban hành quyết định giao 19.727,5 m2 đất tại xã Hà Hồi cho UBND huyện Thường Tín thực hiện dự án Xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đấu giá quyền sử dụng đất ở.

Bảng giá đất điều chỉnh vừa được UBND Thành phố ban hành có hiệu lực từ 20/12/2024 đến hết năm 2025, trong đó, giá đất ở có mức cao nhất là hơn 695,3 triệu đồng/m² với các thửa mặt đường tại loạt phố của quận Hoàn Kiếm. Mức này gấp gần 3,7 lần bảng giá cũ.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Trọng Đông vừa ký ban hành Quyết định điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Ba Đình.

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 71 về việc điều chỉnh bảng giá các loại đất trên địa bàn thành phố được áp dụng từ nay đến hết năm 2025.

Sau những vụ cháy gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thời gian qua, chính quyền nhiều địa phương đã yêu cầu người dân phá dỡ chuồng cọp, song sắt. Lối thoát nạn an toàn có vai trò như thế nào khi chẳng may xảy ra cháy nổ?

Trong phiên họp giải trình, Thường trực HĐND TP Hà Nội đề nghị UBND thành phố nghiên cứu các cơ chế, chính sách, quy định về đấu giá quyền sử dụng đất bãi bồi ven sông để làm bãi chứa trung chuyển vật liệu xây dựng.