Vướng mắc GPMB dự án trạm bơm tiêu Yên Nghĩa

Dự án trạm bơm tiêu Yên Nghĩa hiện còn diện tích 0,61ha đất của 198 hộ gia đình, chưa chấp thuận với phương án bồi thường hỗ trợ để bàn giao mặt bằng.

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Hà Đông cho biết, đến nay, đã thẩm định, phê duyệt phương án bồi thường hỗ trợ 100% dối với toàn bộ phần diện tích của Dự án trạm bơm tiêu Yên Nghĩa với số tiền là 372,1 tỷ đồng và bàn giao cho chủ đầu tư 28,54/29,15 ha để thực hiện dự án. Diện tích 0,61ha đất còn lại của 198 hộ gia đình, hiện chưa chấp thuận với phương án bồi thường hỗ trợ để bàn giao mặt bằng.

Khi giải phóng mặt bằng để triển khai dự án trạm bơm tiêu Yên Nghĩa, gia đình bà nhận được thông báo là đất của gia đình nằm trong chỉ giới hành lang kênh La Khê là đất lấn chiếm.

Giống như hàng chục hộ dân tại khu tập thể dược Quân khu 3, gia đình bà Phạm Thị Tâm, một cán bộ của xí nghiệp Dược quân khu 3 được đơn vị cấp trên 50 m2 đất làm nhà ở trong khu tập thể ven kênh La Khê từ năm 1987. Suốt 37 năm qua, gia đình bà Tâm sinh sống ổn định, chấp hành nghiêm mọi quy định của nhà nước, pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế và có hộ khẩu tại phường Quang Trung (quận Hà Đông).

Tuy nhiên, mới đây, khi giải phóng mặt bằng để triển khai dự án trạm bơm tiêu Yên Nghĩa, gia đình bà nhận được thông báo là đất nằm trong chỉ giới hành lang kênh La Khê là đất lấn chiếm nên không được đền bù đất ở, chỉ được đền bù tài sản là ngôi nhà cũ với số tiền khoảng trên 300 triệu đồng. Với số tiền đó gia đình bà Tâm nay đã về hưu, cùng 2 người con rất khó khăn để có thể mua hoặc thuê, mua một căn hộ chung cư.

Người dân rất đồng thuận với việc triển khai dự án nhưng việc xác định nguồn gốc đất chính là vướng mắc lớn nhất trong việc giải phóng mặt bằng hiện nay. Bởi hàng trăm hộ dân được các cơ quan, đơn vị nơi công tác giao đất, phân nhà ở ổn định hàng chục năm nay trong các khu tập thể như Tập thể Dược quân khu 3, Nhà máy kéo cơ khí nông nghiệp, Trung đại tu Ô tô, Nông sản thực phẩm… Đến nay, do các cơ quan, đơn vị giao đất trước đây giải thể hoặc chuyển đi nơi khác, hồ sơ quản lý đất đai không đầy đủ nên chính quyền xác định các nguồn đất các hộ dân trên đang ở thuộc hành lang bảo vệ công trình thủy lợi La Khê, theo quy định của Luật Đất đai, không được bồi thường, hỗ trợ về đất.

Dự án trạm bơm tiêu Yên Nghĩa hiện còn diện tích 0,61ha đất của 198 hộ gia đình, chưa chấp thuận với phương án bồi thường hỗ trợ để bàn giao mặt bằng.

Để tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ GPMB dự án trọng điểm này, lãnh đạo quận Hà Đông đã tổ chức gặp gỡ, đối thoại với 158 hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn phường Quang Trung và Yết Kiêu, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và giải đáp các kiến nghị liên quan đến chế độ chính sách về GPMB.

Lãnh đạo quận Hà Đông khẳng định sẽ đảm bảo quyền lợi cho người dân bị thu hồi đất trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật.

Một mặt, UBND quận giao cho ban quản lý dự án và các đơn vị liên quan tiếp tục rà soát, xác minh nguồn gốc đất; mặt khác, báo cáo đề xuất với thành phố xem xét, bổ sung một số chính sách về bồi thường hỗ trợ GPMB, tạo điều kiện cho người dân và đẩy nhiên tiến độ hoàn thành dự án

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Phương án điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2024 đã được UBND thành phố chỉ đạo rà soát theo quy định và căn cứ vào khả năng hấp thụ vốn, tiến độ triển khai thực hiện của từng dự án.

Không chỉ trong khu vực nội thành mà đường liên huyện Võ Văn Kiệt, trước đây là cao tốc Bắc Thăng Long, xe khách ngang nhiên cho xe dừng đỗ không đúng quy định để đón trả khách.

Dự án nâng cấp, mở rộng đường 70 được kì vọng sẽ tháo gỡ nút thắt trong ùn tắc giao thông trên tuyến tỉnh lộ nhiều phương tiện qua lại này tại Hà Nội. Nhưng thời gian qua, một số dự án thành phần đều thi công dở dang rồi để đấy, gây ảnh hưởng giao thông đi lại và sinh hoạt của người dân.

Thời gian qua, việc hàng nghìn mét vuông đất nông trường tại địa bàn huyện Chương Mỹ, Hà Nội bị sử dụng trái quy định, xây dựng trái phép nhiều công trình kiên cố, nhưng chính quyền tại đây lại vẫn chưa vào cuộc xử lý.

Một năm từ ngày khởi công, hình hài "siêu dự án" Vành đai 4 Vùng Thủ đô đã trở nên rõ nét. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh thi công, đưa công trình về đích đúng tiến độ.

Cho đến nay, bài toán về giao thông tĩnh tại các đô thị, đặc biệt tại Thủ đô Hà Nội vẫn chưa tìm được lời giải. Tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, hình thành những bãi đỗ xe trái phép, không bảo đảm an toàn, thu phí cao hơn nhiều lần giá quy định vẫn còn tồn tại. Bài toán giải quyết giao thông tĩnh đang đặt ra bức thiết hơn bao giờ hết.