Vượt đèn đỏ: Phạt nặng để hết nhờn!

Trong ngày đầu tiên người dân trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết Dương lịch, việc chấp hành luật giao thông trên nhiều tuyến đường và ngã tư ở Hà Nội đã có sự chuyển biến rõ rệt. Khi mức phạt mới đi vào đời sống, cảnh người dân dừng đèn đỏ tại những con phố quen thuộc rất khác lạ.

Hình ảnh "lạ lùng" ngày thứ 2 áp dụng nghị định

Tại ngã tư Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi sáng ngày 2/1, dòng phương tiện nghiêm chỉnh chấp hành đèn tín hiệu giao thông mặc dù đang trong trong giờ cao điểm buổi sáng.

Theo ghi nhận của Đài Hà Nội, tại ngã sáu Xã Đàn - Ô Chợ Dừa, thay vì những hình ảnh ô tô, xe máy dừng lộn xộn, vượt đèn đỏ, dừng trên phần đường của người đi bộ như thường lệ, thì nay các phương tiện đã chấp hành nghiêm chỉnh, dừng xe ngay ngắn trên đường.

Chỉ 2 ngày trước đó, những tuyến đường này đều xảy ra tình trạnh nhốn nháo, các phương tiện di chuyển theo hình thức "điền vào chỗ trống", không tuân thủ tín hiệu đèn báo giao thông. Thế nhưng hiện nay, tại hầu hết các tuyến đường nội đô Hà Nội trong ngày thứ 2 áp dụng nghị định mới, người dân đã tuân thủ luật hơn, điều này cho thấy việc tăng nặng mức xử phạt đang bước đầu đem lại hiệu quả tích cực.

Xử phạt giao thông theo mức phạt mới

Vào ngày đầu tiên thực hiện Nghị định 168 của Chính phủ, tại khu vực ngã tư Cửa Nam - Điện Biên, nhiều trường hợp vượt đèn đỏ đã bị xử phạt, với mức phạt lên tới 5 triệu đồng và bị trừ điểm trên giấy phép lái xe. Hình ảnh vi phạm được ghi lại trên camera được Đội chỉ huy giao thông và điều khiển đèn tín hiệu giao thông cung cấp, khiến người vi phạm không thể chối cãi.

Trên nhiều tuyến đường có mật độ giao thông cao khác của thành phố như ngã tư Khuất Duy Tiến - Nguyễn Xiển đã có nhiều trường hợp vi phạm bị xử phạt. Thậm chí đã có những giọt nước mắt, sự ân hận sau khi bị xử phạt.

Trong ngày thứ 2 thực hiện Luật mới, đa phần người dân đều chấp hành nghiêm túc tín hiệu đèn giao thông. Một số các lỗi vi phạm điển hình đã được giảm rõ rệt. Bên cạnh công tác xử lý, trong những ngày đầu tiên áp dụng mức phạt mới lực lượng cảnh sát giao thông còn tăng cường công tác tuyên truyền để người dân hiểu và chấp hành luật mới.

Băn khoăn về mức phạt mới

Việc tăng nặng mức xử phạt có tính răn đe để người tham gia giao thông không vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, đối với những người có thu nhập trung bình, việc mức phạt nặng có thể gây khó cho người vô tình vượt đèn đỏ vì nhiều lý do khách quan.

Theo quy định hiện nay, vượt đèn vàng là hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông, sẽ bị xử phạt như lỗi vượt đèn đỏ. Với nhiều người lao động phổ thông, mức phạt đó có khi còn vượt qua cả giá trị chiếc xe hay thu nhập cả tháng của họ.

Chạy xe Grab để nuôi gia đình, mức phạt mới khiến ông nguyễn Ngọc Sơn - một tài xế xe ôm công nghệ, không khỏi lo lắng. Điều này cũng là dễ hiểu khi mức phạt các lỗi vi phạm như không chấp hành đèn tín hiệu giao thông hoặc đi ngược chiều đã được nâng lên 4-6 triệu đồng, cao gấp hơn ba lần so với trước đây. Với ông Sơn, chỉ cần một lần không chú ý đèn tín hiệu cũng có thể đồng nghĩa với việc đánh đổi cả chiếc xe - tài sản mưu sinh quan trọng nhất của gia đình.

Ông Sơn chia sẻ: "Vì có những cái xe của người ta mua cũ có 7-8 triệu mà bây giờ bị phạt 5-6 triệu thì có khi người ta vứt xe thật".

Với đặc thù công việc phải di chuyển liên tục, anh Đinh Xuân Đông, một tài xế xe ôm công nghệ khác, cũng bày tỏ những khó khăn mà mức phạt này có thể gây ra. Anh chia sẻ rằng thu nhập khoảng 7 triệu đồng mỗi tháng, chỉ cần một khoảnh khắc không chú ý có thể mất tới nửa tháng lương.

Anh Đông cho rằng: "Theo tôi, mức phạt khoảng 5-6 triệu như vậy là hơi cao so với những người suốt ngày phải di chuyển như chúng tôi. Nếu có bị phạt thì sẽ không đủ tiền đóng phạt và có thể bị bỏ lại xe".

Không chỉ riêng anh Đông, nhiều tài xế khác cũng thừa nhận rằng áp lực công việc, từ việc khách hàng giục giã, đường xá tắc nghẽn, cho đến việc cố chạy nhiều chuyến để đạt điểm thưởng, đều dễ dẫn đến vi phạm.

Nhiều ý kiến cũng đề cập đến thực trạng hệ thống đèn tín hiệu giao thông ở một số khu vực còn chưa ổn định, như lỗi kỹ thuật, khiến người điều khiển phương tiện lúng túng và dẫn đến vi phạm không cố ý.

Tuy nhiên, đa số đều cho rằng mức phạt cao sẽ là lời nhắc nhở nghiêm khắc, giúp nâng cao ý thức tham gia giao thông. Việc nâng mức phạt đánh thẳng vào kinh tế của nhiều người tham gia giao thông, đồng nghĩa ý thức sẽ được nâng lên. Vậy nên nhiều người dân rất đồng tình, để không còn tình trạng ách tắc giao thông mỗi khi tan tầm.

Nghị định 168 chính thức có hiệu lực

Nghị định 168 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, đánh dấu bước chuyển quan trọng trong việc tăng cường trật tự an toàn giao thông. Mức phạt tăng đáng kể với phương tiện tham gia giao thông là xe máy, đặc biệt là lỗi vượt đèn đỏ với mức phạt 6 triệu đồng. Nhiều người dân băn khoăn nếu như rơi vào các tình huống gặp phải đèn đường lỗi, nhảy tín hiệu sai.

Thiếu tá Nguyễn Anh Tuần, Đội số 3, cho biết: "Theo quy định, khi đèn giao thông hiện màu vàng thì người tham gia giao thông buộc phải chuyển sang chế độ dừng trước vạch đỗ. Đối với các phương tiện cố tình thì sẽ xử phạt theo quy định. Đối với trường hợp vi phạm do đèn đường đổi chu kỳ, lỗi, hỏng, báo tín hiệu sai, lực lượng chức năng sẽ linh hoạt xử lý, chủ yếu là tuyên truyền nâng cao ý thức người dân chứ không xử phạt. CSGT sẽ phối hợp với đội giám sát cung cấp hình ảnh xử lý vi phạm minh bạch, chính xác, đảm bảo không có trường hợp oan sai khi xử lý vi phạm giao thông".

Ngày thứ 2 thực hiện Nghị định 168/2024, việc chấp hành giao thông tại nhiều tuyến đường và ngã tư ở Hà Nội đã có chuyển biến rõ rệt.

Các nước Đông Nam Á quy định mức phạt vượt đèn đỏ

Thái Lan đã đưa ra quy định giao thông mới năm 2023, áp dụng mức phạt cao nhất lên đến 4.000 baht (tương đương gần 3 triệu đồng) cho hành vi vượt đèn đỏ. Điểm đáng chú ý là mức phạt của Thái Lan có thể tăng lũy tiến nếu người vi phạm tái phạm nhiều lần hoặc phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi. Quy định này được thiết kế để giảm các hành vi vi phạm lặp lại, đồng thời củng cố ý thức tuân thủ giao thông của người dân.

Tại Malaysia, Luật Giao thông quy định mức phạt đối với hành vi vượt đèn đỏ dao động từ 300 RM (khoảng 1,7 triệu đồng) đến 2.000 RM (hơn 11 triệu đồng). Nếu vi phạm ở mức độ nghiêm trọng, người điều khiển phương tiện có thể đối mặt với án tù lên đến 6 tháng. Trong bối cảnh các vụ vi phạm gia tăng, Malaysia đang xem xét đưa người vượt đèn đỏ ra tòa thay vì chỉ xử phạt hành chính như trước đây, nhằm tăng cường tính răn đe.

Ở Philippines, mức phạt tăng dần qua từng lần vi phạm. Theo luật giao thông năm 2023, lần vi phạm đầu tiên sẽ bị phạt 2.000 Php (875.000 đồng), lần thứ hai tăng lên 3.000 Php (hơn 1,3 triệu đồng) và lần thứ ba lên tới 10.000 Php (hơn 4,3 triệu đồng). Chính sách này không chỉ nhằm xử lý mạnh tay hơn với người tái phạm mà còn khuyến khích tuân thủ luật giao thông ngay từ lần đầu tiên.

Tại Singapore, hành vi vượt đèn đỏ bị xử lý nghiêm khắc với mức phạt tiền tối đa là 400 SGD (gần 7,5 triệu đồng) đối với xe máy và 500 SGD (9,3 triệu đồng) đối với xe hơi, đặc biệt ở các khu vực nhạy cảm như vùng dành cho người cao tuổi hoặc gần trường học. Ngoài ra, hành vi này còn bị trừ 12 điểm giấy phép lái xe. Nếu mức độ vi phạm nghiêm trọng, hình phạt có thể gia tăng để đảm bảo tính răn đe và duy trì an toàn giao thông.

Indonesia áp dụng cả phạt tiền và án tù đối với hành vi vượt đèn đỏ. Theo luật giao thông năm 2009, mức phạt tiền là 500.000 IDR (hơn 785.000 đồng). Tùy thuộc vào mức độ vi phạm, người điều khiển phương tiện có thể chịu án tù lên đến hai tháng, nhằm tạo sức ép tuân thủ luật giao thông.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 4/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ ba của Lực lượng vũ trang TP. HCM, vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong phòng, chống dịch COVID-19, xây dựng Quân đội Nhân dân, củng cố quốc phòng, góp phần vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Trong suốt chiều dài lịch sử 70 năm từ khi thành lập, lực lượng Công an nhân dân nói chung và Công an Hà Nội nói riêng, vinh dự, tự hào đã góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo nền tảng để phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô.

Thời điểm giáp Tết, tình trạng buôn bán, tàng trữ, chế tạo, sử dụng trái phép các loại pháo nổ lại diễn ra phức tạp. Đã có nhiều cảnh báo về các nguy cơ do tự chế pháo nổ, thế nhưng các vụ tai nạn vẫn liên tiếp xảy ra.

Đội Quản lý thị trường số 19, Cục Quản lý thị trường Hà Nội phối hợp với Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về hình sự, kinh tế, ma túy, Công an huyện Quốc Oai đã kiểm tra một cơ sở sản xuất hàng dệt may trên địa bàn và phát hiện số lượng lớn các loại tất giả mạo các thương hiệu nổi tiếng hiện nay.

Để đảm bảo tình hình ANTT, ATGT cho trận chung kết lượt về ASEAN Cup 2024, Công an Thành phố Hà Nội sẽ huy động 100% lực lượng CSGT phối hợp với Công an phường, xã ứng trực, tạo điều kiện để người dân tham gia giao thông an toàn và thuận lợi.

Qua công tác nắm tình hình từ các cửa hàng bán đồ ăn nhanh tại các chợ gần trường học, chợ dân sinh, Đội 7, Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an TP Hà Nội đã phát hiện một lượng lớn hàng hóa là thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất phát từ huyện Đan Phượng tiêu thụ khắp các con phố tại Hà Nội.