WHO thông qua thỏa thuận toàn cầu về đại dịch tương lai
Thông báo được đưa ra trong ngày làm việc thứ hai kỳ họp thường niên lần thứ 78 của cơ quan trên tại Geneva (Thụy Sĩ).
Thỏa thuận toàn cầu về đại dịch trong tương lai là kết quả của hơn 3 năm đàm phán giữa các quốc gia thành viên Tổ chức Y tế thế giới (WHO) sau những bài học từ đại dịch COVID-19 khiến hàng triệu người trên thế giới thiệt mạng trong giai đoạn 2020-2022.
Đây là hiệp ước có tính ràng buộc pháp lý với mục tiêu giải quyết bất bình đẳng trong việc tiếp cận vaccine, thuốc điều trị và trang thiết bị y tế, vốn là những vấn đề nổi cộm trong đại dịch COVID-19 vừa qua. Thỏa thuận được nhiều nhà ngoại giao và chuyên gia đánh giá là một chiến thắng của hợp tác toàn cầu trong bối cảnh các tổ chức đa phương như WHO đang chịu ảnh hưởng tiêu cực vì bị Mỹ cắt giảm tài trợ.
Dự kiến, ngân sách cho năm 2026-2027 của WHO có thể sẽ giảm từ 5,3 tỷ USD xuống còn 4,267 tỷ USD. Vì thế, các hoạt động cũng sẽ được định hướng lại theo mức độ ưu tiên, củng cố chức năng cốt lõi và nâng cao hiệu quả tổ chức.


Thủ tướng Australia cho biết Canberra đang chuẩn bị bắt đầu đàm phán về quan hệ đối tác an ninh và quốc phòng với Liên minh châu Âu (EU).
Canada, Anh, Australia vừa công bố thêm một số lệnh trừng phạt đối với Moscow nhằm gây áp lực tối đa lên Nga trong cuộc xung đột ở Ukraine.
Tổng thống Pháp cảnh báo bất kỳ nỗ lực nào nhằm thay đổi chế độ ở Iran từ Mỹ sẽ dẫn đến hỗn loạn, trong bối cảnh đối đầu quân sự Israel-Iran leo thang.
Chuyến bay đầu tiên đưa công dân Israel mắc kẹt ở nước ngoài ngày 18/6 đã hạ cánh xuống sân bay Bun Gurion ở Thủ đô Tel Aviv.
Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Canada bế mạc vào ngày 17/6, không đưa ra được tuyên bố thống nhất về một loạt vấn đề nóng, như xung đột tại Ukraine và Israel - Iran.
Lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei tuyên bố rằng trận chiến với Israel đã bắt đầu, nhấn mạnh Tehran sẽ "không thương xót" người Israel.
0