Xác định số lượng công chức phường theo quy mô dân số
Bộ Nội vụ đã xây dựng Dự thảo Nghị định quy định chi tiết về tổ chức, hoạt động của Ủy ban Nhân dân phường của thành phố Hà Nội. Đáng chú ý là quy định về việc xác định số lượng công chức dựa trên quy mô dân số và diện tích tự nhiên.
Là đơn vị hành chính có diện tích lớn nhất quận Hai Bà Trưng, phường Vĩnh Tuy có tới trên 51.000 dân. Vì vậy, trung bình mỗi ngày bộ phận Một cửa của phường tiếp nhận tới gần 100 hồ sơ, bao gồm cả trực tiếp và trực tuyến. Tuy nhiên, lại chỉ có hai cán bộ tiếp nhận nên gặp nhiều khó khăn trong quá trình xử lý hồ sơ.
Chị Nguyễn Thị Thúy Nguyệt, công chức Văn phòng - Thống kê, UBND phường Vĩnh Tuy (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết: “Công dân sẽ phải chờ đợi lâu hơn và việc chúng tôi phải kéo dài thêm thời gian tiếp dân là không tránh khỏi. Có những hôm 17h hết giờ làm việc nhưng chúng tôi có thể tiếp dân đến 17h30, 18h. Lãnh đạo phường cũng đã chỉ đạo trực tiếp Đoàn thanh niên phường xuống hỗ trợ, phối hợp để hướng dẫn công dân nên cũng giảm tải cho chúng tôi”.
Dân số đông hơn nhiều so với các phường khác, là phường loại I, song tổng biên chế được giao của UBND phường Vĩnh Tuy cũng chỉ 17 người. Trong khi đó, hiện phường cũng vẫn đang thiếu 1 công chức Văn phòng và 2 công chức Địa chính, gây không ít áp lực trong quá trình thực thi nhiệm vụ.
Tại phường Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai), dù biên chế công chức được giao là 23 người song dân số lại đông nhất thành phố, lên tới hơn 90.000 dân, nên lượng công việc trung bình mỗi cán bộ ở đây phải xử lý vẫn cao hơn rất nhiều so với các phường khác.
Ông Nguyễn Tất Thắng, Phó Chủ tịch UBND phường Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ: “Dân số như vậy quá là áp lực cho cán bộ tiếp nhận hồ sơ. Khi đoàn kiểm tra của quận về cũng đã chỉ rõ, một cán phường Hoàng Liệt hiện đang phải làm việc gấp 3 phường khác."
Trước những bất cập trên, đặc biệt Nghị định 33/2023 của Chính phủ đã quy định về việc tăng thêm số lượng công chức cấp xã theo diện tích tự nhiên và quy mô dân số của đơn vị hành chính cấp xã, nên Bộ Nội vụ đề xuất xác định số lượng biên chế công chức phường của Thành phố Hà Nội theo diện tích tự nhiên, quy mô dân số. Theo đó, phường cứ tăng thêm đủ 1/3 mức quy định về dân số hoặc tăng thêm đủ 100% quy định về diện tích tự nhiên thì tăng thêm 1 công chức.
Để những đô thị đặc biệt như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh hay Đà Nẵng nơi có mật độ và quy mô dân số lớn đáp ứng được yêu cầu thực thi nhiệm vụ, giảm áp lực, nhiều ý kiến cũng cho rằng cần đẩy mạnh hơn nữa việc phân cấp, phân quyền cho chính quyền các thành phố. Riêng với Hà Nội, vấn đề này được kỳ vọng sẽ được giải quyết sau khi Luật Thủ đô (sửa đổi) có hiệu lực.
Sáng nay, 10/12, HĐND Thành phố bước vào ngày làm việc thứ 2 Kỳ họp thứ 20, HĐND Thành phố Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026.
Theo dự báo từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong 3 ngày tới, trời miền Bắc sẽ đỡ rét. Tuy nhiên trong tuần này, một đợt không khí lạnh khác sẽ tăng cường xuống nước ta.
Ngày 9/12, HĐND thành phố Hà Nội đã tổ chức khai mạc Kỳ họp thứ 20 - kỳ họp thường kỳ cuối năm để xem xét, quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền.
Trước nhiều luồng ý kiến trái chiều về chủ trương thí điểm tuyến vận tải mới từ Bến xe Lào Cai, Sa Pa về Bến xe Giáp Bát và Bến xe Nước Ngầm không hoạt động vào những khung giờ cao điểm, đại diện các cơ quan chức năng khẳng định, việc xem xét cho phép được thí điểm tuyến mới “đảm bảo không phá vỡ luồng vận tải”.
Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ, Ban Kinh tế Trung ương cần cách mạng về tư duy, cách mạng về tổ chức bộ máy để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giai đoạn mới, phương thức làm việc để tạo đột phá.
Từ ngày 10/12, Công an thành phố Hà Nội sẽ triển khai mô hình các Tổ công tác 141 theo phương thức mới.
0