Xác định tiêu chí dự án được áp dụng cơ chế

Trong sáng 09/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách tháo gỡ vướng mắc quy định tại một số luật liên quan tới đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ. Một trong những nội dung được quan tâm là nhóm chính sách thứ hai về thẩm quyền thực hiện đầu tư dự án đường quốc lộ, đường cao tốc đi qua các địa phương.

Từ thực tế triển khai đường vành đai 4 vùng Thủ đô, đại biểu Nguyễn Phi Thường cho biết, với đặc thù dự án công trình giao thông đường bộ đi qua nhiều địa phương, tương ứng với các chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng khác nhau, đan xen nguồn vốn khác nhau sẽ làm dự án khó được thực hiện, cũng như hoàn thành đúng kế hoạch, gây khó khăn cho các cơ quan chủ quản trong quá trình triển khai các hạng mục dự án.

Cơ bản đồng tình với cơ chế đặc thù về thẩm quyền thực hiện đầu tư dự án đường quốc lộ, đường cao tốc đi qua các địa phương, tuy nhiên đại biểu Nguyễn Danh Tú cho rằng cần làm rõ dự án nào được áp dụng cơ chế này.

Hiện Dự thảo nghị quyết chỉ quy định dự án có đề xuất bằng văn bản của Bộ Giao thông Vận tải hoặc UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; đã xác định hoặc dự kiến được nguồn vốn đầu tư để có thể triển khai thực hiện dự án là rất rộng và chưa rõ ràng, chưa bảo đảm trọng tâm, trọng điểm; vì vậy, cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu, quy định rõ ràng nội dung này để có cơ sở thực hiện.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hơn 5 năm chiến đấu, ông Nghiêm Xuân Đán (thôn Tri Chỉ, xã tri Trung, huyện Phú Xuyên) là người có thành tích chiến đấu đặc biệt xuất sắc, là chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam đầu tiên bắn rơi máy bay Mỹ bằng tên lửa A72 tại chiến trường miền Đông Nam bộ.

Phẩm chất, nhân cách "Bộ đội Cụ Hồ", không phải là sản phẩm tự nhiên mà có, mà đó là cả một quá trình rèn luyện, phấn đấu gian khổ, sẵn sàng hy sinh vì lý tưởng của Đảng, vì hạnh phúc của nhân dân, được lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ trong quân đội ta trân trọng, gìn giữ và phát huy để hình ảnh bộ đội Cụ Hồ mãi mãi sáng đẹp cùng năm tháng.

Thời điểm này là cao điểm tổ chức Đại hội chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở, nhiệm kỳ 2025 - 2027. Bên cạnh việc tiếp tục đổi mới theo hướng thiết thực, hiệu quả, công tác lựa chọn nhân sự là vấn đề được quan tâm.

Chiều 22/12, Ban Chỉ đạo Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đã tổ chức Hội nghị tổng kết, khen thưởng.

Lực lượng vũ trang Thủ đô được thành lập ngày 19/10/1946. Ngay sau khi ra đời, hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (ngày 19/12/1946), Lực lượng vũ trang Thủ đô đã vào cuộc chống thù trong giặc ngoài, bảo vệ chính quyền cách mạng.

Trong lịch sử vẻ vang 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam luôn tự hào vì quân đội ta được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu trực tiếp sáng lập, giáo dục, rèn luyện. Và cũng thật đặc biệt khi tên của Người đã được nhân dân đặt cho quân đội với cách gọi vô cùng thân thương và trìu mến "Bộ đội Cụ Hồ".