'Xanh hóa' bất động sản công nghiệp, đón sóng đầu tư mới
Tính đến cuối tháng 5 năm 2024, cả nước có 425 khu công nghiệp, khu chế xuất được thành lập, với quỹ đất khoảng 89.200 ha. Trên 11.200 dự án FDI và 10.600 dự án trong nước đang sản xuất kinh doanh.
Gần đây, các nhà đầu tư nước ngoài như LEGO, Pandora… đang đặc biệt quan tâm đến sản xuất xanh thông qua xây dựng các nhà máy trung hòa carbon ở Việt Nam, sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng xanh cho các hoạt động sản xuất - kinh doanh. Do đó, khu công nghiệp sinh thái đang trở thành tiêu chí lựa chọn của các nhà đầu tư nước ngoài.
Ông Nguyễn Văn Nhân, Tổng Giám Đốc Công ty cổ phần Amata Hạ Long cho biết: "Đối với các nhà đầu tư mà thứ cấp đến trong thời gian gần đây thì họ rất là quan tâm về phát triển xanh cũng như là việc bảo vệ môi trường, quan tâm đến việc là chỉ tiêu phát triển xanh ở trong KCN của chúng tôi. Chúng tôi chủ động đầu tư hạ tầng thí dụ như là chúng tôi có những giải pháp về cộng sinh công nghiệp để mà có thể giảm thiểu được phát thải cũng như là chúng tôi chủ động để nghiên cứu và đầu tư các nguồn năng lượng tái tạo điện áp máy hoặc là điện gió".
Ông Trần Nhật Ninh, Phó Tổng giám đốc CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong cho biết: "Đối với các khu công nghiệp, theo quy chuẩn của quốc gia ít nhất phải có 10% diện tích xanh trên khu công nghiệp và 20% đối với các nhà máy trong khu công nghiệp đó. Và để làm được việc này và tận dụng hiệu quả mặt bằng đó thì chúng tôi cũng đã sản xuất ra các hệ thống, các sản phẩm mà có thể chôn vào dưới đất và vẫn tận dụng được bề mặt phía trên cho mục đích công viên, bãi đỗ xe và trồng cây".
Hiện sự dịch chuyển FDI trên toàn cầu đã chậm lại, nhưng Việt Nam vẫn nổi lên là một điểm sáng. Bất động sản công nghiệp được dự báo tiếp tục là điểm đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong trung và dài hạn. Thị trường hiện được cho là chứng kiến rõ hơn nỗ lực thu hút khách hàng của các chủ đầu tư hạ tầng KCN và khách thuê thứ cấp.
Ông Trương Gia Bảo, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Liên chi hội Bất động sản công nghiệp Việt Nam (VIREA) cho hay: "Rất là nhiều mô hình hiện nay ví dụ như là khu công nghiệp khép kín, khu công nghiệp sinh thái và khu công nghiệp tuần hoàn, với tất cả những cái chuyển động như vậy thì tôi nghĩ rằng là chúng ta đang tiến đến một sự đầu tư mới để hứng các nhà đầu tư chất lượng cao hơn và với một tầm nhìn xa hơn đó là khai thác các giá trị kinh tế và thậm chí là chúng ta quan tâm đến những sản phẩm về công nghiệp, hậu công nghiệp và phát triển dịch vụ ở trong tương lai".
Tuy nhiên, Việt Nam đang ở giai đoạn đầu thử nghiệm mô hình công nghiệp xanh, sinh thái. Việc đưa các mô hình này vào thực tiễn sẽ còn nhiều khó khăn.
Bà Trang Lê, chuyên gia bất động sản công nghiệp cho biết: "Phát triển khu công nghiệp xanh không chỉ dừng lại ở phát triển bất động sản mà nó còn nằm ở khâu vận hành về sau sản xuất về sau. Khâu đó mới là khâu phức tạp và cần nhiều hướng dẫn chi tiết hơn thì khâu đó vẫn đang thiếu vắng. Hiện tại vẫn chưa có đầy đủ thứ nhất là ưu đãi đầu tư đã có nhưng mà cũng không phải là quá thu hút và hiệu quả để cho hầu hết những người trên thị trường có thể tham gia được loại hình này".
Xu hướng phát triển KCN thời gian tới được đánh giá là chuyên biệt và theo chiều sâu, để định vị Việt Nam là thị trường thu hút các nhà đầu tư trình độ cao. Bên cạnh đó, xu hướng thâu tóm trong ngành bất động sản công nghiệp và logistics sẽ còn tiếp diễn nhiều năm tới. Việc nhanh chóng chuyển mình để đón làn sóng đầu tư mới sẽ là cuộc chơi sòng phẳng cho tất cả các bên.
Việc giao dịch bất động sản hình thành trong tương lai giúp người mua nhà giảm áp lực tài chính, đồng thời giúp chủ đầu tư huy động vốn. Tuy nhiên, việc làm này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, dễ trở thành lỗ hổng gây nhiễu loạn thị trường nếu không có các văn bản dưới luật với các hướng dẫn cụ thể.
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối tháng 9 năm nay, dư nợ tín dụng vào lĩnh vực bất động sản tăng 9,15% so với cuối năm 2023, đạt 3,15 triệu tỷ đồng.
Thị trường bất động sản Việt Nam luôn là “thỏi nam châm” thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đây là tiềm năng rất lớn nếu chúng ta khai thác hiệu quả nhưng thực tế cũng đang đặt ra không ít khó khăn, thậm chí là thách thức cần giải quyết.
Trước tình trạng nhiều dự án bất động sản có vốn đầu tư nước ngoài chậm triển khai, gây lãng phí nguồn lực đất đai, nhiều chuyên gia cho rằng, việc thu hút vốn đầu tư FDI vào bất động sản là cần thiết, nhưng cũng cần sàng lọc kỹ lưỡng để đảm bảo hiệu quả đầu tư.
Sở Xây dựng Hà Nội vừa công bố danh sách 5 dự án, đa phần là chung cư cao cấp, giá thị trường rao bán từ 70-100 triệu đồng một m2 (tại quận Nam Từ Liêm và Thanh Xuân), được phép bán cho người nước ngoài sở hữu.
Bất động sản tăng giá phi lí, trong khi thu nhập của người dân không tăng, khiến giấc mơ an cư trở nên xa vời với rất nhiều người.
0