Xanh hóa đặt ra thách thức không nhỏ cho doanh nghiệp Việt

Tại Việt Nam, mặc dù nhu cầu xanh hóa hoạt động sản xuất ngày càng lớn nhưng nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khi không đủ nguồn lực để triển khai các giải pháp, mô hình mới.

Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nếu muốn chuyển đổi vùng sản xuất theo hướng xanh hóa, sẽ phải tổ chức lại vùng trồng, hướng dẫn và cung cấp vốn mồi cho nông dân.

Các khâu trong hoạt động chế biến tại doanh nghiệp Vinasamex sẽ phải thay đổi để đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe của đối tác. Bà Nguyễn Thị Huyên, Tổng giám đốc Vinasamex, cho biết: ''Chúng tôi không nhận được bất kỳ một hỗ trợ này trong suốt quá trình. Nhiều lúc muốn bỏ cuộc''.

Xanh hóa – Thách thức không nhỏ cho doanh nghiệp Việt

Nhiều doanh nghiệp khác cũng cho biết,hiện đang rất muốn thực hành hoàn chỉnh hoạt động theo bộ tiêu chuẩn quản trị - môi trường – xã hội ESG. Thế nhưng rào cản lớn đang phải đối mặt là khả năng tiếp cận với những nguồn lực tài chính hỗ trợ, như với BCG Energy, hay Công ty cổ phần Tái chế nhựa Lam Trân.

''Chúng tôi mong sẽ sớm có các chính sách phân loại giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với các nguồn lực'', ông Phan Đăng Bảo, Công ty cổ phần Tái chế nhựa Lam Trân, cho biết.

Rào cản lớn  nhất doanh nghiệp đang phải đối mặt là khả năng tiếp cận với những nguồn lực tài chính.

Dư nợ tín dụng xanh hiện đang chiếm tỷ trọng khoảng 4,5% tổng dự nợ toàn nền kinh tế. Cùng với việc trái phiếu xanh còn rất ít, nhiều chuyên gia cho rằng cần sớm có bộ tiêu chí phân loại xanh để thúc đẩy việc khơi thông nguồn vốn hỗ trợ xanh cho doanh nghiệp.

Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho biết: ''Bộ đang xây dựng bộ tiêu chí phân loại xanh. Đây là khuôn khổ pháp lý rất quan trọng để các bộ, ngành bố trí nguồn lực để tiếp cận với nguồn ưu đãi xanh''.

Phát triển bền vững và hướng tới phát thải ròng bằng 0.

Ông Nguyễn Phương Nam, chuyên gia đánh giá quốc tế về báo cáo kiểm kê khí nhà kính của LHQ, nhận định: ''Trong lúc chờ đợi thì các doanh nghiệp Việt hoàn toàn có thể sử dụng các bộ tiêu chí xanh của thế giới, của những thị trường mà chúng ta đang có hàng hóa xuất khẩu. Các doanh nghiệp có thể bám theo các tiêu chí sẵn có đó trong thời gian chờ đợi có bộ tiêu chí xanh cho VN''.

Hành động của doanh nghiệp là một trong 3 yếu tố quan trọng nhất để thúc đẩy phát triển bền vững và hướng tới phát thải ròng bằng 0 của Việt Nam. Trong bối cảnh đó, bộ tiêu chí được kỳ vọng sẽ là một cú hích mới giúp doanh nghiệp mạnh dạn chuyển đổi những mô hình sản xuất mới theo hướng bền vững hơn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Giá vàng thế giới ngày 26/7 tiếp đà giảm, giao dịch quanh mức 2.375 USD/ounce. Trong nước, giá vàng miếng SJC đứng yên, vàng nhẫn SJC tiếp tục giảm.

Theo báo cáo của KPMG International Limited, tổng cộng 2.155 thương vụ vốn đầu tư mạo hiểm trị giá 17,4 tỷ USD đã được hoàn tất tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong quý 2 năm 2024.

Tỷ phú Elon Musk, Giám đốc điều hành (CEO) của Tesla, cho biết ông sẽ thảo luận với ban quản trị của công ty xe điện này về việc đầu tư 5 tỷ USD vào công ty khởi nghiệp trí tuệ nhân tạo xAI, làm dấy lên lo ngại về xung đột lợi ích.

Chiều ngày (26/7), đã có thêm nhiều doanh nghiệp công bố báo cáo tài chính quý 2. Đáng chú ý Masan báo lãi trước thuế gấp 2,6 lần cùng kỳ, Sabeco ghi nhận lãi trước thuế tăng 7%, trong khi Viglacera lãi giảm 71%.

Các nhà đầu tư phố Wall đã phản ứng thận trọng dù dữ liệu tăng trưởng GDP quý 2 tăng mạnh hơn dự báo tại nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Nhiều tổ chức quốc tế đánh giá cao về triển vọng đầu tư FDI vào Việt Nam trong năm 2024 và những năm tới. Họ cho rằng Việt Nam cùng với Singapore, Indonesia sẽ là "tam giác vàng" khởi nghiệp của ASEAN.