Xanh hóa, thách thức không nhỏ với doanh nghiệp Việt

Mặc dù nhu cầu “xanh hóa” hoạt động sản xuất ngày càng lớn nhưng nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khi không đủ nguồn lực để triển khai các giải pháp, mô hình mới.

Vinasamex là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nếu muốn chuyển đổi vùng sản xuất theo hướng “xanh hóa”, sẽ phải tổ chức lại vùng trồng, hướng dẫn và cung cấp vốn mồi cho nông dân. Các khâu trong hoạt động chế biến tại doanh nghiệp này cũng sẽ phải thay đổi để đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe của đối tác.

Bà Nguyễn Thị Huyền, Tổng Giám đốc Vinasamex, chia sẻ: “Chúng tôi không nhận được bất kỳ một hỗ trợ này trong suốt quá trình. Nhiều lúc chúng tôi rất muốn bỏ cuộc”.

Nhiều doanh nghiệp cho biết rào cản lớn là khả năng tiếp cận với những nguồn lực tài chính hỗ trợ.

Nhiều doanh nghiệp khác cũng cho biết hiện đang rất muốn thực hành hoàn chỉnh hoạt động theo bộ tiêu chuẩn quản trị - môi trường – xã hội ESG. Thế nhưng rào cản lớn là khả năng tiếp cận với những nguồn lực tài chính hỗ trợ.

Dư nợ tín dụng xanh hiện đang chiếm tỷ trọng khoảng 4,5% tổng dự nợ toàn nền kinh tế. Cùng với việc trái phiếu xanh còn rất ít, nhiều chuyên gia cho rằng cần sớm có bộ tiêu chí phân loại xanh để thúc đẩy việc khơi thông nguồn vốn hỗ trợ xanh cho doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Phương Nam, chuyên gia đánh giá quốc tế về báo cáo kiểm kê khí nhà kính của LHQ.

Ông Nguyễn Phương Nam, chuyên gia đánh giá quốc tế về báo cáo kiểm kê khí nhà kính của LHQ, cho hay: "Trong lúc chờ đợi thì các doanh nghiệp Việt hoàn toàn có thể sử dụng các bộ tiêu chí xanh của thế giới, của những thị trường mà chúng ta đang có hàng hóa xuất khẩu. Các doanh nghiệp có thể bám theo các tiêu chí sẵn có đó trong thời gian chờ đợi có bộ tiêu chí xanh cho Việt Nam".

Hành động của doanh nghiệp là một trong ba yếu tố quan trọng nhất để thúc đẩy phát triển bền vững và hướng tới phát thải ròng bằng không của Việt Nam. Trong bối cảnh đó, bộ tiêu chí được kỳ vọng sẽ là một cú hích mới giúp doanh nghiệp mạnh dạn chuyển đổi những mô hình sản xuất mới theo hướng bền vững hơn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hội thảo quốc tế về “Quản lý chuỗi cung ứng Việt Nam” lần thứ 3 (VSSCM-2024) diễn ra tại Hà Nội trong hai ngày 21 và 22/10.

Với mục tiêu đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và góp phần thúc đẩy sản xuất - kinh doanh, các tổ chức tín dụng trên địa bàn TP.HCM đã tích cực cho vay thông qua chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp.

Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) tiếp tục thông báo đấu giá tài sản đã mua nợ của ngân hàng Sacombank theo hợp đồng mua bán nợ ký từ năm 2021 với giá khởi điểm là 215,3 tỷ đồng.

Thị trường châu Á đã chứng kiến nhiều biến động trái chiều trong phiên giao dịch sáng 21/10, khi các nhà giao dịch cân nhắc những tác động của việc Trung Quốc cắt giảm lãi suất để thúc đẩy nền kinh tế.

Trong phiên giao dịch buổi sáng ngày 21/10, tại thị trường châu Á, giá vàng tăng 0,3%, đạt mức cao nhất mọi thời đại là 2.729,30 USD/ounce, vượt qua đỉnh của tuần trước vài USD mỗi ounce.

Trung Quốc liên tục là thị trường cung cấp rau quả lớn nhất cho Việt Nam trong nhiều năm qua. Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, Việt Nam chi 17.400 tỷ đồng nhập rau quả Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm nay, tăng hơn 24% so với cùng kỳ 2023.