Xây dựng hệ giá trị văn hóa từ phát huy di sản

Di sản văn hóa là nguồn lực dồi dào cho tăng trưởng kinh tế và là điểm tựa vững chắc để xây dựng hệ giá trị văn hóa của Thủ đô thời gian qua. Đây cũng là môi trường nuôi dưỡng và làm giàu bản sắc văn hóa, đa dạng văn hóa. Bởi vậy, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa cũng chính là đáp ứng nhu cầu về văn hóa ngày càng cao của nhân dân, góp phần xây dựng hệ giá trị văn hóa thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh.

Sau 14 năm được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa thế giới, thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp bảo tồn, phát huy giá trị Hoàng thành Thăng Long. Ngoài công tác nghiên cứu sử học, khảo cổ học chuyên sâu, hợp tác quốc tế , Hoàng Thành Thăng Long hiện nay đã trở thành điểm đến được yêu thích nhất của Thủ đô. Nơi đây luôn sôi động bởi các chương trình phục dựng lễ hội truyền thống cung đình và dân gian, góp phần lan tỏa những giá trị di sản quý báu.. Năm 2023, Hoàng Thành Thăng Long đã đón 800 ngàn lượt khách, riêng dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn đã đón 60 ngàn lượt khách tham quan:

Là địa phương dẫn đầu  cả nước về số lượng di sản văn hóa với gần 6.000 di tích văn hóa, lịch sử, Hà Nội chọn người dân làm chủ thể để xây dựng đời sống văn hóa, trong đó đặc biệt chú trọng đời sống văn hóa tinh thần, phát huy các giá trị truyền thống từ hệ thống các di sản. Trong quá trình thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hóa phát triển, Hà Nội còn đưa các di sản văn hóa hòa vào dòng chảy phát triển kinh tế và đặc biệt là sống dậy trong đời sống người dân Thủ đô, thành phố sáng tạo của UNESCO.

Hà Nội còn đưa các di sản văn hóa hòa vào dòng chảy phát triển kinh tế và đặc biệt là sống dậy trong đời sống người dân Thủ đô, thành phố sáng tạo.

Hà Nội cũng là địa phương đầu tiên của cả nước ban hành nghị quyết chuyên đề riêng về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa. Minh chứng là các lễ hội thiết kế sáng tạo thường niên, các không gian văn hóa đa dạng.  Việc gia nhập Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO là bước tiến thuận lợi cho Thủ đô trong việc định vị thương hiệu, quảng bá hình ảnh trên mọi lĩnh vực sáng tạo văn hóa, gia nhập nhóm các thành phố toàn cầu đang phát triển theo hướng đổi mới, tạo được sự trân trọng của cộng đồng đối với di sản văn hóa, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, nâng cao dân trí, đời sống tinh thần của người dân, hướng đến xây dựng người Hà Nội ngày càng thanh lịch văn minh.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tối 27/9, UBND thành phố Hà Nội phối hợp Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức khai mạc Hội sách Hà Nội lần thứ IX - năm 2024, chào mừng Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, 25 năm Hà Nội được UNESCO vinh danh là “Thành phố vì hòa bình”.

Tối ngày 28/9, Lễ trao Giải báo chí về Phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh lần thứ VII sẽ diễn ra. Đây cũng là sự kiện mở đầu chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Sở Văn hóa - Thể thao, Đài PT-TH Hà Nội, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội và các cơ quan, đơn vị liên quan hiện đang hoàn tất những khâu chuẩn bị cuối cùng cho lễ trao giải.

Hội sách Hà Nội lần thứ 9 năm 2024 với chủ đề 'Hà Nội - Thủ đô văn hiến, anh hùng - Thành phố vì hòa bình' sẽ diễn ra từ ngày 27/9 - 29/9/2024 tại khu vực phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm.

Với hơn 1,4 tỷ dân, nhu cầu đi du lịch nước ngoài tăng mạnh, Ấn Độ đang trở thành thị trường mục tiêu được nhiều quốc gia trên thế giới chạy đua khai thác, trong đó có Việt Nam.

Trung ương Đoàn phối hợp SABECO mang hàng hóa và thực phẩm thiết yếu cho người dân các tỉnh vùng lũ, ước tính giá trị hỗ trợ dành cho mỗi tỉnh là 650 triệu đồng.

Tại Nhà hát Sông Hương, thành phố Huế, vừa diễn ra chương trình nghệ thuật Lễ hội Áo dài Huế 2024 với chủ đề “Linh Phụng”.