Xây dựng hồ Thác Bà đạt tầm khu du lịch quốc tế

Hồ Thác Bà được ví như Hạ Long trên núi giữa đại ngàn Tây Bắc vừa được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt quy hoạch thành trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, văn hóa tầm cỡ quốc tế.

Nằm trên địa phận hai huyện Yên Bình và Lục Yên, tỉnh Yên Bái, khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà được quy hoạch trên diện tích 53.000 ha, trong đó lòng hồ Thác Bà rộng gần 20.000 ha, sức chứa đến 3,9 tỷ m3 nước. Đây là một trong ba hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam, với hơn 1.300 đảo lớn nhỏ.

Một trong những điểm đến đầu tiên khi du khách tham quan hồ Thác Bà là Đền Mẫu Thác Bà. Đền tọa lạc trên núi Hoàng Thi với thế tựa lưng vào núi, nhìn ra sông Chảy theo hướng Đông Bắc, xa xa là núi Cao Biền.

Dọc theo lòng hồ là quần thể hang động đá vôi, như động Thuỷ Tiên, động Xuân Long, hang Bạch Xà.

Khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà được quy hoạch trên diện tích 53.000 ha.

Với lợi thế về vị trí, cảnh quan thiên nhiên, cùng văn hóa bản địa đa dạng và đặc sắc, khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà sẽ được xây dựng trở thành trung tâm du lịch đẳng cấp quốc tế của miền Bắc, mục tiêu đến năm 2040 sẽ đón khoảng 4,5 triệu lượt khách du lịch mỗi năm.

Hồ Thác Bà đã được công nhận là di tích lịch sử danh thắng quốc gia vào năm 1996.

Với chiều dài lòng hồ hơn 80 km, được bao bọc xung quanh là những dãy núi đá vôi hùng vĩ, hồ Thác Bà đã được công nhận là di tích lịch sử danh thắng quốc gia vào năm 1996, hiện là điểm đến còn khá mới mẻ cho những người yêu thích du lịch sinh thái, trải nghiệm thiên nhiên.

Với việc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đồ án quy hoạch, huyện Yên Bình sẽ phối hợp với các sở, ngành của tỉnh triển khai các bước để thu hút các dự án vào khu du lịch.

Phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà trở thành Trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, văn hóa mang thương hiệu quốc tế không chỉ là mong muốn của tỉnh Yên Bái mà còn là mục tiêu của cả ngành du lịch Việt Nam.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Áp lực cuộc sống dường như đang vắt kiệt dần sức sống của những cư dân đô thị. Nhưng đô thị cũng là nơi góp phần thúc đẩy những mối quan hệ, khiến người ta gần nhau hơn, cùng nhau chia sẻ những mất mát, nỗi cô đơn. Sợi dây kết nối ấy để biết rằng mình đang sống.

Nhằm giáo dục truyền thống, gìn giữ nét đẹp của tà áo dài Việt Nam, nhiều trường học tại Hà Nội đã khuyến khích các cô giáo và học sinh mặc áo dài đến trường vào các ngày đặc biệt.

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa ban hành kế hoạch tổ chức triển lãm ảnh “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh” trong khuôn khổ Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII).

Sau gần 3 năm đại trùng tu, điện Thái Hòa - công trình có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật kiến trúc thời Nguyễn đang dần được hoàn thiện, chờ ngày đón khách tham quan.

Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam mới, nằm trên địa bàn hai phường Tây Mỗ và Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, có tổng diện tích gần 400 nghìn m2. Với thiết kế hiện đại, nhiều công năng, kiến trúc hiện đại, trưng bày về lịch sử chiến tranh, bảo tàng đã tạo một không gian lớn để khách tham quan tương tác và trải nghiệm.

Một không gian trưng bày riêng về The La và tinh hoa của nghề canh cửi được Trung tâm Hoạt động văn hoá khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám phối hợp với nghệ nhân Lê Đăng Toản tổ chức nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và tôn vinh Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10.