Xe đạp Thống Nhất chuyển mình theo dòng chảy thời đại
Những năm 80-90 của thế kỷ trước, bên cạnh những thương hiệu Việt quen thuộc như kem đánh răng Dạ Lan, xà bông Cô Ba, cao su Sao Vàng hay mì Miliket thì không thể không nhắc đến xe đạp Thống Nhất.
Xe đạp Thống Nhất được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Thống Nhất Hà Nội - thành lập vào ngày 30/6/1960.
Ra đời từ trong chiến tranh chống Mỹ nên xe đạp Thống Nhất đã đi vào cả chiến trường với biệt danh “con ngựa sắt”, vượt mưa bom bão đạn đem gạo, muối, thuốc men ra tiền tuyến.
Đi qua nhiều giai đoạn thăng trầm của đất nước, xe đạp Thống Nhất từng được coi là biểu tượng của sự giàu có một thời. Hồi đó, xe đạp bắt buộc phải có số khung và thẻ đăng ký, luôn mang theo như giấy đăng ký xe máy bây giờ. Xe đạp Thống Nhất luôn là niềm mơ ước của nhiều người, thậm chí còn là niềm tự hào của người Việt Nam khi xuất khẩu sang các nước.
Thế nhưng dần dần, khi nền kinh tế hội nhập sâu rộng, sự cạnh tranh trên thị trường xe đạp vô cùng khốc liệt, thương hiệu Thống Nhất tưởng chừng như bị biến mất.
Trải qua 64 năm phát triển và được cổ phần hóa vào năm 2017, xe đạp Thống Nhất đã từng bước lấy lại chỗ đứng với nhiều mẫu mã đa dạng phù hợp cho nhiều lứa tuổi.
Ông Nguyễn Tiến Hùng, Giám đốc marketing Công ty cổ phần xe đạp Thống Nhất cho biết: “Các mẫu xe đạp của Thống Nhất rất đa dạng, phục vụ cho nhiều lứa tuổi, bắt đầu từ 3 tuổi cho tới các cụ 60 tuổi. Xe đạp Thống Nhất có xe trẻ em, xe phổ thông và xe thể thao. Mức tiêu thụ của Thống Nhất trong những năm vừa qua cũng rất đáng kể với hàng trăm nghìn xe đã được sản xuất và phân phối ra ngoài thị trường”.
Để nâng cao năng suất lao động cũng như chất lượng sản phẩm trong thị trường cạnh tranh như hiện tại, xe đạp Thống Nhất cũng đã áp dụng những công nghệ tân tiến vào nhiều công đoạn sản xuất.
“Trong quá trình vừa qua, ngoài việc đổi mới về cách thức thương mại, là thương hiệu đã mua bản quyền khai thác hình ảnh các nhân vật nổi tiếng thế giới: Người dơi, Superman, Ben 10, Thống Nhất còn thay đổi rất nhiều về công nghệ sản xuất, tăng tỉ lệ tự động hóa như nhập khẩu dây chuyền máy móc tự động, sơn đĩa tự động, robot tự động, tăng cường chất lượng nguyên vật liệu như thép Nhật Bản hay là sơn không chì xuất khẩu châu Âu", ông Nguyễn Tiến Hùng cho biết thêm.
Hiện nay, xe đạp Thống Nhất vẫn từng ngày phát triển, không ngừng đổi mới để phục vụ khách hàng trong nước và quốc tế. Năm 2022, Thống Nhất được công nhận là sản phẩm công nghiệp chủ lực của thành phố Hà Nội. Đại diện thương hiệu xe đạp này cũng cho biết, mục tiêu chính của hãng là phát triển thêm những mẫu mã với yếu tố an toàn, thân thiện với người sử dụng và môi trường.
Có thể thấy là xe đạp Thống Nhất đã và đang có nhiều thay đổi để đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Và trong dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, công ty xe đạp cũng đã cho ra đời một mẫu xe đặc biệt đánh dấu sự kiện trọng đại này.
Sau 2 tháng đăng ký và được cấp mã số thuế tại Việt Nam, đến nay Temu vẫn chưa được cấp phép hoạt động. Hiện Bộ Công thương đang yêu cầu sàn Temu dừng tất cả các hoạt động thương mại. Thông tin này được Bộ Công thương cung cấp tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tổ chức chiều nay tại Hà Nội.
UBND thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch kích cầu tiêu dùng, tăng tổng mức bán lẻ, doanh thu dịch vụ tiêu dùng, chủ động thích ứng linh hoạt, góp phần phục hồi nhanh, phát triển bền vững trên địa bàn Hà Nội năm 2025.
Tối ngày 9/11, Tập đoàn Hateco đã tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba.
Giá trị vốn hóa của Tesla, tập đoàn của tỷ phú Elon Musk, đã vượt 1.000 tỷ USD sau khi ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ.
Hiệp hội Bán dẫn toàn cầu (SEMI) dự báo thị trường bán dẫn của Việt Nam dự kiến sẽ đạt 7,01 tỷ USD vào năm 2028, với tốc độ tăng trưởng ngành bình quân mỗi năm khoảng 6,69% trong giai đoạn 2023 - 2028.
Do ảnh hưởng của giá thế giới, giá vàng trong nước vừa trải qua một tuần biến động rất mạnh. So với đầu tuần, vàng miếng giảm từ 3,2 - 5 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn giảm từ 3,3 - 5 triệu đồng/lượng.
0