Xếp hạng tín nhiệm trái phiếu, tăng minh bạch cho thị trường
Theo báo cáo của VIS Ratings, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang chuyển sang một giai đoạn mới, phát triển theo hướng bền vững hơn. Điểm tích cực là số lượng trái phiếu chậm trả gốc và lãi lần đầu đã giảm dần, quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã bắt đầu ổn định từ tháng 7/2023. Thị trường cũng đang có sự nhận thức đúng mức hơn về tính kỉ luật và mở đường cho một chu kỳ mới bền vững hơn.
Cũng theo báo cáo này, hoạt động xếp hạng tín nhiệm sẽ thúc đẩy sự phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Sự xuất hiện của các công ty xếp hạng sẽ giúp mang đến những đánh giá khách quan, cung cấp thông tin thêm cho các nhà đầu tư .
Ông Phạm Phú Khôi - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty xếp hạng tín nhiệm Việt Nam cho biết: “Việc mở rộng hoạt động của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm sẽ giúp ích cho việc khôi phục lại niềm tin của các nhà đầu tư vào thị trường”.
Sự hỗ trợ về mặt kinh nghiệm, chuyên môn từ các tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu như Moody’s; Standard & Poors; Fitch Ratings… cũng được kỳ vọng sẽ tăng chất lượng thẩm định, đánh giá với các trái phiếu phát hành ra công chúng.
Bà Wendy Chong - Giám đốc Moody khu vực Châu Á - Thái Bình Dương chia sẻ:”Suốt 100 năm qua, Moody’s đã cung cấp dịch vụ xếp hạng tín nhiệm và các ý kiến đánh giá độc lập, khách quan cho các thị trường tài chính trên thế giới, và chúng tôi cam kết hỗ trợ Việt Nam để hướng tới việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín nhiệm hiệu quả, bằng cách chia sẻ kinh nghiệm, quy trình thực hiện xếp hạng theo chuẩn mực quốc tế”.
Hiện tại ở thị trường Việt Nam, có ba công ty được cấp phép xếp hạng tín nhiệm là FiinRatings, Saigon Ratings và VIS Rating. Khi thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển, xếp hạng tín nhiệm và nghiên cứu sẽ đóng một vai trò quan trọng giúp các tổ chức tiếp cận nguồn vốn mới và xây dựng chiến lược huy động vốn, tăng cường sự minh bạch, cũng như duy trì niềm tin của nhà đầu tư trong giai đoạn căng thẳng của thị trường.
Theo Cục Thống kê TP. Hà Nội, trong 10 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của Hà Nội tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước.
Các nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) Trung Quốc thời gian qua liên tục mở rộng tại Việt Nam, tạo áp lực cạnh tranh lớn cho doanh nghiệp bán lẻ nội địa nhờ công nghệ, hạ tầng logistics và lợi thế giá cả đang dần chiếm lĩnh thị trường, khiến doanh nghiệp Việt Nam chật vật ngay trên sân nhà.
Thương vụ Việt Nam tại Philippines cho biết, theo thống kê của Cơ quan quản lý cấp phép nhập khẩu gạo thuộc Bộ Nông nghiệp Philippines, tính đến cuối tháng 10/2024, Philippines đã nhập khẩu tổng số 3,68 triệu tấn gạo.
Theo đại diện Cục Thương mại điện tử và kinh tế số, Bộ Công Thương, việc cấm các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới như Temu, 1688, Shein cần được xem xét một cách tổng thể, thận trọng.
Ngành nông nghiệp đang dồn dập đón tin vui khi xuất khẩu gạo và cà phê đồng loạt lập kỷ lục lịch sử, xuất khẩu rau quả cũng bội thu 6,34 tỷ USD chỉ trong 10 tháng năm nay.
Khi Temu đổ bộ vào Việt Nam kèm theo nhiều ưu đãi hấp dẫn, nhiều người đã tải Temu để trải nghiệm. Không chỉ bất ngờ vì giá thành, nhiều người còn ngỡ ngàng vì việc đặt hàng quá nhanh chóng đối với một sàn thương mại điện tử xuyên biên giới.
0