Xếp hạng về bình đẳng giới của Việt Nam được cải thiện

Sáng 22/5, bên cạnh nội dung chính về Công tác nhân sự, một trong những nội dung được các đại biểu tham dự Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV quan tâm là Báo cáo kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới cũng như giải pháp thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội.
Toàn cảnh phiên họp sáng 22/5.

Theo tờ trình của Chính phủ, chỉ số xếp hạng về bình đẳng giới của Việt Nam năm 2023 xếp thứ 72/146 quốc gia, tăng 11 bậc so với năm 2022. Tuy nhiên, có bốn chỉ tiêu như: Tỷ lệ tử vong bà mẹ liên quan đến thai sản; kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh… vẫn còn khoảng cách với mục tiêu đề ra và có khả năng khó đạt đến năm 2025.

"Hiện nay, bộ máy quản lý nhà nước về bình đẳng giới các cấp vẫn còn hạn chế về số lượng, đội ngũ cán bộ làm công tác bình đẳng giới thường luân chuyển, thiếu ổn định. Nguồn kinh phí thường xuyên của các bộ, ngành, địa phương còn khiêm tốn. Kiến nghị Quốc hội tiếp tục quan tâm phê duyệt, phân bổ kinh phí hợp lý để thực hiện bình đẳng giới trong các Chương trình, Kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội".

Ông Đào Ngọc Dung - Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

Bên hành lang Quốc hội các đại biểu đã có nhiều ý kiến đề xuất việc cần có chính sách, giải pháp hiệu quả để giảm tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh, thích ứng với già hóa dân số.

"Tỷ suất giới tính khi sinh hiện nay còn chênh lệch và khoảng cách chênh lệch xa thì bình đẳng giới của nước ta sẽ chưa thực sự vững chắc. Điển hình như vấn đề lựa chọn giới tính thai nhi đã thể hiện rõ sự mất cân bằng giới, bất bình đẳng rồi".

Bà Nguyễn Thị Việt Nga - Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương

Bên cạnh đó, các đại biểu Quốc hội cũng đề nghị Chính phủ sớm thực hiện sửa đổi, bổ sung Luật Bình đẳng giới, Luật Người cao tuổi. Rà soát, đánh giá để điều chỉnh lại các chỉ tiêu đề ra trong các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới để bảo đảm tính hiệu quả, thực chất và tính khả thi, phù hợp với tình hình thực tiễn./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng nay (22/12), tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh, Metro Bến Thành - Suối Tiên chính thức được đưa vào khai thác thương mại.

Bộ Giao thông Vận tải vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định về hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe, cùng với đề xuất sửa đổi quy định về sân tập lái xe.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Công văn số 4291/UBND-ĐT về việc nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Trong đó, đặc biệt xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật về giao thông.

Ngày 22/12, tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đã chính thức đi vào hoạt động, đánh dấu cột mốc lịch sử trong hành trình phát triển giao thông đô thị của TP.HCM, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Sở GTVT Hà Nội ra thông báo cấm tất cả các phương tiện và người tham gia giao thông lưu thông trên tuyến đường Văn Khê (trước tòa nhà V3 Victoria Văn Phú) trong khung giờ từ 23h00 ngày 22/12/2024 đến 3h00 ngày 23/12/2024, để phục vụ thi công cầu vượt cho người đi bộ (quận Hà Đông, TP Hà Nội).

Cầu Phong Châu mới trên Quốc lộ 32C, tỉnh Phú Thọ đã chính thức triển khai thi công theo lệnh khẩn cấp, yêu cầu hoàn thành xây dựng và đưa công trình vào khai thác trong năm 2025 nhằm nhanh chóng giải quyết tình trạng đứt gãy giao thông.