Xóm làm lồng đèn lớn nhất TP.HCM vào mùa cao điểm

Thời điểm này, tại khu xóm đạo Phú Bình, nơi cung cấp lồng đèn Trung thu truyền thống lớn nhất TP.HCM, không khí đã tất bật, nhộn nhịp.

Những người thợ, nghệ nhân đang gấp rút hoàn tất những công đoạn cuối cùng để tạo ra những chiếc lồng đèn đầy màu sắc, đa dạng mẫu mã phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng của thị trường.

Cha truyền con nối, gia đình anh em ông Nguyễn Trọng Bình, Nguyễn Trọng Thành, ở xóm đạo Phú Bình, Quận 11, TP.HCM, đã hơn 50 năm làm lồng đèn truyền thống.

Xóm làm lồng đèn lớn nhất TP.HCM vào mùa cao điểm.

Theo ông Bình, năm nay lượng đơn hàng tăng vọt so với mọi năm, gia đình ông cung cấp ra thị trường hơn 10.000 chiếc, vì thế mà cả gia đình và thợ đều tất bật từ sáng đến đêm để kịp đơn hàng.

Ông Nguyễn Trọng Bình chia sẻ: ''Mình tăng số lượng người thêm, thời gian mình chuẩn bị sớm hơn. Mọi năm giữa tháng 4, tháng 5 mới bắt đầu dán, vẽ, năm nay đầu tháng 3 đã vẽ rồi''.

Người làm nghề phải tỉ mỉ từng chi tiết để tạo ra những chiếc lồng đèn lung linh, nhiều màu sắc, phù hợp với thị hiếu của trẻ nhỏ.

Năm nay, khách hàng trở lại với những chiếc lồng đèn truyền thống, số lượng đơn hàng tăng vọt mang đến niềm vui cho những người thợ yêu nghề. Sản phẩm của xóm lồng đèn này hiện cung cấp cho thị trường TP.HCM và nhiều tỉnh, thành phía Nam.

Những chiếc đèn cá chép, bươm bướm, thỏ ngọc, ông sao, tàu bay, 12 con giáp… với đường nét hoa văn sắc xảo đã gắn liền với bao thế hệ người Việt. Mùa trung thu, những chiếc đèn giấy kiếng đỏ truyền thống lại nhộn nhịp xuống phố cùng những em nhỏ phá cỗ đêm trăng rằm, cùng gợi nhớ những ký ức tuổi thơ vui vẻ của bao thế hệ.

Bên cạnh đó, những người thợ cũng sáng tạo ra những chiếc lồng đèn cỡ đại, kiểu dáng mới để phù hợp với nhu cầu thị trường.

Xóm lồng đèn Phú Bình hiện chỉ còn khoảng gần 30 hộ làm nghề.

Xóm lồng đèn Phú Bình hiện chỉ còn khoảng gần 30 hộ làm nghề. Những người thợ vẫn miệt mài giữ nghề truyền thống để cứ đến dịp trung thu, xóm lồng đèn lại trở nên tất bật, nhộn nhịp.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sau một thời gian trùng tu, tôn tạo, dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích quốc gia Hải Vân Quan đã được hoàn thành.

Sáng 21/12, tại di tích đền Núi Sưa, quận Ba Đình tổ chức lễ kỷ niệm ngày hóa Đức Thánh Thượng Đẳng Phúc Thần - Huyền Thiên Hắc Đế.

Không chỉ là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa lịch sử của riêng mảnh đất nghìn năm văn hiến, Bảo tàng Hà Nội còn là một biểu tượng của kiến trúc độc đáo, hòa quyện tinh hoa phương Đông với những nét văn hóa hiện đại.

Với nhiều giá trị ý nghĩa lịch sử, văn hóa, Đình làng Thành Công thuộc phường Thành Công (quận Ba Đình) đã được UBND thành phố Hà Nội xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá cấp thành phố.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa phối hợp với Ban quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức Hội nghị cơ chế chính sách và giải pháp thu hút đầu tư vào Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Dấu ấn Di sản công nghiệp là chuyên đề đang gây sự chú ý cho du khách khi đến thăm Bảo tàng Hà Nội những ngày này.