Xu hướng chuyển đổi xanh trong ngành xây dựng

Ngày 22/12 tại trụ sở Bộ Xây dựng đã diễn ra Hội thảo “Chuyển đổi xanh ngành công nghiệp - Kiểm kê khí nhà kính: nền tảng cho lộ trình giảm phát thải”. Đặc biệt nội dung về chuyển đổi xanh trong xây dựng được nhiều người quan tâm, bởi đây là một trong những ngành được coi là có tác động lớn tới môi trường và cũng là tiền đề để phát triển công trình xanh, đô thị xanh.

Hai nhóm đối tượng phát sinh khí nhà kính lớn nhất trong ngành xây dựng là sản xuất vật liệu xây dựng (bao gồm phát thải trực tiếp và gián tiếp) và phát thải trong các toà nhà (chủ yếu là phát thải gián tiếp).

Trong đó sản xuất xi măng là ngành có tỷ trọng phát thải khí nhà kính lớn nhất, chiếm khoảng 90% tổng phát thải trong sản xuất vật liệu xây dựng năm 2022. Để giảm phát thải khí nhà kính trong ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng nói riêng, ngành công nghiệp nói chung thì cần có các giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi mô hình sản xuất để xanh hóa ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, xanh hóa ngành công nghiệp xây dựng góp phần xanh hóa nền kinh tế và thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 như cam kết của Việt Nam.

Trước mắt trong năm 2024 tới, Bộ Xây dựng sẽ ban hành Kế hoạch thực hiện giảm phát thải khí nhà kính lĩnh vực quản lý của ngành xây dựng. Qua đó thực hiện nghĩa vụ đến năm 2030 giảm 74,3 triệu tấn CO­2 tương đương.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đầu tháng 5 này, Bộ Tư pháp đã công bố hồ sơ thẩm định dự thảo Nghị quyết của Quốc hội cho phép Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có hiệu lực từ ngày 1/7, sớm hơn 6 tháng so với hiện nay. Đồng thời, Luật Đất đai 2024 cũng đang trong lộ trình tương tự.

Trong báo cáo mới nhất về thị trường bất động sản, nguồn cung condotel quý I năm 2024 lên đến gần 5.000 căn, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2023. Tuy nhiên, nguồn cung này chủ yếu đến từ lượng hàng tồn kho của những dự án cũ.

Tại Kế hoạch số 122 vừa được UBND Thành phố ban hành, Hà Nội sẽ triển khai thí điểm ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư.

Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị có tốc độ gia tăng dân số cao, bình quân 2,15% mỗi năm. Nhằm kéo giãn dân và tạo tính lan tỏa cho các đô thị vùng, chính quyền Thành phố đã phê duyệt dự án phát triển các khu đô thị vệ tinh chiến lược, đồng thời tiến hành quy hoạch lại các khu vực đã phát triển quá nóng.

Quý II năm nay, ước tính nguồn cung mới về bất động sản sẽ tăng thêm 25% so với quý I.

Trong quý I, thị trường bất động sản đã chứng kiến nhiều tín hiệu tích cực, đặc biệt là việc nguồn cung được cải thiện. Mặc dù chưa thực sự có những đột phá, nhưng đây là những dấu hiệu cho thấy các chính sách của chính phủ đang dần phát huy hiệu quả.