Xu hướng du lịch âm nhạc thu hút giới trẻ toàn cầu
Điển hình về xu hướng này cho thấy, trong thời gian vừa qua, Charlie Puth, Westlife, BlackPink và Maroon 5 đều đã đến Việt Nam biểu diễn. Bên cạnh đó, một số nhạc hội quy tụ các nghệ sĩ quốc tế như Hay Fest, Hozo cũng đã được tổ chức tại Hà Nội và TP. HCM.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa chiếm được ưu thế so với các quốc gia trong cùng khu vực. Ví dụ gần đây nhất là chuyến lưu diễn của Taylor Swift - nữ ca sĩ thành công bậc nhất toàn cầu, tại Singapore.
Sau ba năm bị gián đoạn, tháng 10/2023, Lễ hội âm nhạc quốc tế Gió Mùa đã trở lại với công chúng yêu nhạc, diễn ra liên tục trong 9 ngày tại Hà Nội, nhưng lượng khán giả đa phần vẫn là công chúng Thủ đô.
Trong năm 2023 vừa qua, du lịch Việt Nam đã thu hút được 20 triệu lượt khách nội địa và 4 triệu lượt khách quốc tế và tổng thu từ hoạt động này đạt 87.650 tỉ. Tuy vậy, lượt khách tới Việt Nam với mục đích tham dự các lễ hội âm nhạc vẫn còn rất hạn chế.
Nhạc sĩ Quốc Trung cho biết: "Phải nói nền công nghiệp âm nhạc Việt Nam chưa phát triển, vẫn còn phụ thuộc vào các nhà tài trợ. Trong đó, số lượng và giá vé thì có hạn, doanh thu chưa đạt đến tầm mời những ngôi sao hàng đầu, ngay cả công ty của tôi cũng phụ thuộc vào các nhãn hàng. Hiện nay, thị trường âm nhạc Việt Nam mới chỉ dừng ở âm nhạc sự kiện của các nhãn hàng. Đó chỉ là tạm thời vì nó không tạo được sức thuyết phục cho khán giả, và tạo thói quen cho khán giả là đi mua vé để xem ca nhạc."
Tuy nhiên, Việt Nam hoàn toàn có thể là điểm đến của các nghệ sĩ tên tuổi trên thế giới và khu vực. Để đạt được mục tiêu đó, chúng ta phải có một môi trường âm nhạc lành mạnh, các lễ hội âm nhạc được tổ chức văn minh, có cơ hội kết nối với thế giới, tạo môi trường rộng mở cho các ca sĩ, nhóm nhạc trẻ.
Ngoài ra, ông Nguyễn Thuỳ Dương - Chủ tịch IB Group cũng chia sẻ: "Để đầu tư một buổi trình diễn lớn giống như Taylor Swift tại Singapore thì chi phí sản xuất rất lớn, đầu tư hàng chục triệu đô la Mỹ và ước tính một đêm phải thu được khoảng 400 tỉ USD. Nhưng nếu chúng ta có đủ cơ sở hạ tầng, đủ chính sách và tiếp cận nguồn vốn, tôi tin rằng Việt Nam sẽ là một điểm đến hấp dẫn."
Theo thống kê của công ty nghiên cứu thị trường Future Market Insights, thị trường du lịch âm nhạc trên toàn cầu dự đoán đạt 11,3 tỉ USD trong 10 năm tới. Mặc dù Bắc Mỹ và châu Âu vẫn là các khu vực dẫn đầu, nhưng châu Á - Thái Bình Dương cũng đang phát triển nhanh chóng hơn bao giờ hết.
Trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức hội thảo “Du lịch văn hóa vùng Đông Bắc – khơi nguồn và phát triển”.
Chào mừng Ngày Di sản văn hoá Việt Nam 23/11, Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám khai mạc Triển lãm thư pháp Thăng Long - Hà Nội với chủ đề “Hương sắc Thăng Long”.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn khai mạc các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ 11 năm 2024 vào ngày 2/11.
Tại Triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức, 200 tác phẩm của 87 tác giả đã được giới thiệu tới công chúng.
Trong tháng 11/2024, Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động đặc sắc với chủ đề “Về miền di sản tinh hoa và bản sắc”.
Ban nhạc Ngũ Cung được coi là nhóm nhạc tiên phong trong việc gìn giữ di sản bằng nghệ thuật âm nhạc khi chính thức ra mắt album mang tên "Di sản" vào hôm 1/11.
0