Xu hướng giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế
Tại sự kiện hội thảo “Chiến lược giải quyết tranh chấp cho doanh nghiệp khu vực Châu Á – Thái Bình Dương: Trọng tài quốc tế và những phương thức giải quyết tranh chấp thay thế”, các chuyên gia cho rằng, trong thương mại, việc giữ mối quan hệ đối tác là rất quan trọng.
Đặc biệt, khi xảy ra tranh chấp thì việc giải quyết vấn đề này để làm sao vừa mang lại hiệu quả, đơn giản, tiết kiệm chi phí nhưng đồng thời vẫn giữ được quan hệ đối tác sau này thì hòa giải và trọng tài đang là phương án tối ưu của doanh nghiệp các quốc gia khu vực Châu Á- Thái Bình Dương.
Ông Vũ Ánh Dương - Phó chủ tịch kiêm TTK trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam cho biết: "Khi tham gia giải quyết bằng trọng tài thì các bên được tự do thỏa thuận lựa chọn về quy trình giải quyết tranh chấp, đấy là đáp ứng được yêu cầu tự do lựa chọn. Ngoài ra, nó còn đáp ứng được tiêu chí hết sức linh hoạt và một tiêu chí hết sức quan trọng đó là thủ tục trọng tài tiến hành không công khai và phán quyết trọng tài thì được có hiệu lực và phạm vi thi hành rất rộng so với bản án của tòa án” .
Tại Việt Nam, mặc dù phương thức này mới được thực hiện một vài năm, tuy nhiên, đối với các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc và nhiều quốc gia khác thì phương thức này đang trở nên tối ưu khi liên quan đến tranh chấp thương mại. Đặc biệt, việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có yếu tố nước ngoài luôn đảm bảo được tiêu chí đó là trung lập.
Theo thống kê, tại Nhật Bản , mỗi năm tiếp nhận hàng trăm vụ việc tranh chấp thương mại và hai trung tâm trọng tài tại châu Á được xếp hạng trong Top 3 trung tâm trọng tài được lựa chọn nhiều nhất trên thế giới.
Sau ảnh hưởng của bão số 3, ngành sản xuất Việt Nam phục hồi vào tháng 10/2024, khi cả sản lượng và đơn đặt hàng mới đều tăng. Chỉ số nhà quản trị mua hàng PMI do S&P Global công bố đạt 51,2 điểm, tăng từ mức 47,3 điểm của tháng 9.
Nhiều ý kiến lo ngại rằng, mức tăng giá điện 4,8% vừa qua có thể ảnh hưởng tới mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4,5% mà Quốc hội đặt ra cho cả năm nay. Tuy nhiên, chuyên gia đã khẳng định, mức tăng giá này chưa thể ảnh hưởng tới kiểm soát lạm phát.
Theo Cục Thống kê TP. Hà Nội, trong 10 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của Hà Nội tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước.
Các nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) Trung Quốc thời gian qua liên tục mở rộng tại Việt Nam, tạo áp lực cạnh tranh lớn cho doanh nghiệp bán lẻ nội địa nhờ công nghệ, hạ tầng logistics và lợi thế giá cả đang dần chiếm lĩnh thị trường, khiến doanh nghiệp Việt Nam chật vật ngay trên sân nhà.
Thương vụ Việt Nam tại Philippines cho biết, theo thống kê của Cơ quan quản lý cấp phép nhập khẩu gạo thuộc Bộ Nông nghiệp Philippines, tính đến cuối tháng 10/2024, Philippines đã nhập khẩu tổng số 3,68 triệu tấn gạo.
Theo đại diện Cục Thương mại điện tử và kinh tế số, Bộ Công Thương, việc cấm các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới như Temu, 1688, Shein cần được xem xét một cách tổng thể, thận trọng.
0