Xu hướng sử dụng chất liệu dân gian trong sáng tạo
Nhưng cũng đồng thời đặt ra câu hỏi: “Liệu đây chỉ là xu hướng nhất thời hay là định hướng lâu dài?”.
Sử dụng các hình tượng từ văn hóa dân gian như rồng hay cá chép vào thiết kế bao bì đã tạo nên một làn sóng mới trong lĩnh vực sáng tạo và thương mại vài năm gần đây. Những mẫu bao bì này không chỉ đơn thuần là vỏ bọc sản phẩm, mà thực sự trở thành tác phẩm nghệ thuật, truyền tải tinh thần và câu chuyện văn hóa dân tộc.
Anh Trần Đức Minh – Giám đốc Công ty thiết kế Direction, cho biết: "Lúc đấy bao bì không chỉ là một sản phẩm để bán hàng nữa, mà còn giúp truyền tải những giá trị văn hóa của Việt Nam đến chính người Việt Nam và cả người nước ngoài quan tâm và yêu mến văn hóa Việt Nam".
Trong những năm gần đây, văn hóa dân gian đã trở thành nguồn cảm hứng phong phú cho nhiều lĩnh vực sáng tạo như âm nhạc, hội họa, phim ảnh và thời trang. Những hình tượng, họa tiết và giai điệu truyền thống được tái hiện một cách mới mẻ, thu hút mạnh mẽ giới trẻ.
Tiết mục "Trống cơm" trong một chương trình ca nhạc giải trí nhanh chóng đạt vị trí top 1 trending trên YouTube Việt Nam chỉ sau 4 ngày phát hành, được xem là một ví dụ tiêu biểu.
Tuy nhiên, làm sao để văn hóa dân gian trở thành hướng đi bền vững trong sáng tạo? Tại tọa đàm về sử dụng chất liệu dân gian trong thiết kế sáng tạo, thuộc Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội năm nay, các chuyên gia nhấn mạnh cần sớm có những nghiên cứu sâu về xu hướng này.
Việc kết hợp văn hóa truyền thống vào sáng tạo không chỉ là trào lưu, mà là cách bảo tồn và phát huy di sản trong cuộc sống hiện đại, như mô hình thành công của Trung Quốc, Hàn Quốc, hay Nhật Bản… Sự thành công của "Trống cơm" và các thiết kế sáng tạo khác minh chứng cho việc kết hợp giữa truyền thống và hiện đại có thể tạo ra những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, thu hút giới trẻ. Xu hướng này không chỉ thể hiện khát khao quay về cội nguồn văn hóa mà còn góp phần khôi phục nhiều làng nghề truyền thống đã mai một, tạo động lực cho văn hóa dân gian phát triển trong bối cảnh xã hội hiện đại.
Những năm gần đây, chất liệu văn hóa dân gian nổi lên như một cảm hứng phong phú và hấp dẫn. Từ âm nhạc, thiết kế hội họa, đến phim ảnh, thời trang... văn hóa dân gian len lỏi vào, hồi sinh vẻ đẹp truyền thống.
Sáng nay, 13/11, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tiếp nhận tác phẩm hội họa của Vua Hàm Nghi “Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers)”, do hậu duệ 5 đời của nhà vua trao tặng và tổ chức toạ đàm, giới thiệu về sự nghiệp nghệ thuật của vua Hàm Nghi.
Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 15 đến 24/11/2024 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội, với nhiều hoạt động hấp dẫn.
Kỷ niệm 100 năm ngày Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh lần đầu đặt chân đến Trung Quốc trên hành trình bôn ba tìm đường cứu nước (11/11/1924 - 11/11/2024); hướng tới 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc (1950 – 2025), Ban Tuyên giáo Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp tổ chức Triển lãm “Dấu chân Hồ Chí Minh ở Trung Quốc” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Xã Cổ Đông, thị xã Sơn Tây, cách trung tâm Hà Nội khoảng 40 km, là điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn bởi cảnh quan thiên nhiên độc đáo, bầu không khí trong lành.
Tại đình Nhật Tân, quận Tây Hồ - di tích cổ kính nằm ven đê sông Hồng, có một cây sanh cổ thụ hàng ngày tỏa bóng mát. Cây di sản này đã gắn bó với biết bao thế hệ người dân nơi đây.
0