Xử lý dự án chậm tiến độ cần chính sách đặc thù

Thảo luận tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, một số đại biểu đề nghị phải tiếp tục rà soát, nghiên cứu đề xuất kịp thời, đồng bộ các giải pháp để nhanh chóng tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế, xử lý dứt điểm các dự án bất động sản gặp vướng mắc pháp lý, đình trệ nhiều năm.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration -:-
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time -:-
1x

Ông Đào Hồng Vận - Đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên, cho biết: “Hiện tại, rất nhiều dự án nhiều năm, nhà đầu tư đã triển khai rồi mà không đi vào khai thác được. Đây là sự lãng phí rất lớn đối với nguồn lực xã hội. Tôi đề nghị có giải pháp để khắc phục”.

Ghi nhận tại một số địa phương cho thấy, còn số lượng lớn các dự án ngưng trệ nhiều năm, vừa làm xấu bộ mặt đô thị, vừa ảnh hưởng tới nguồn thu ngân sách. Quá trình triển khai thực hiện kéo dài nhiều năm, trong khi pháp luật qua các thời kỳ có nhiều thay đổi, đã khiến nhiều dự án mãi vẫn chưa thể hoàn thành, gây lãng phí nguồn lực đất đai.

Ông Nguyễn Thành Nam - Đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Thọ, đề nghị: “Tôi tha thiết đề nghị các bộ, ngành tiếp tục xem xét, tạo điều kiện tốt nhất cho địa phương được thuận lợi khai thác các quỹ đất trong chỉ tiêu được phân bổ, sớm chuyển giao các cơ sở nhà đất do bộ ngành đang quản lý nhưng không có nhu cầu sử dụng về địa phương để phát triển kinh tế - xã hội, nhất là những vị trí đã hoang hóa hàng chục năm”.

Luật Đất đai 2024 quy định các dự án xây dựng dở dang sẽ chỉ được gia hạn trong vòng 2 năm. Nếu không thể hoàn thành, dự án sẽ bị thu hồi. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng 24 tháng với trình tự pháp luật hiện hành, chủ đầu tư không thể đảm bảo tiến độ như quy định. Điều này sẽ kéo theo nhiều hệ lụy khó giải quyết như xử lý quyền lợi của nhà đầu tư, của người dân đã mua nhà. Cho nên, nhiều doanh nghiệp và địa phương kiến nghị một cơ chế đặc thù xử lý triệt để các dự án bất động sản gặp vướng mắc nhiều năm.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Quỹ Nhà ở quốc gia được đánh giá là giải pháp cần thiết để đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người thu nhập thấp và trung bình.

Các tỉnh, thành phố trên cả nước đã hỗ trợ xóa hơn 168.000 nhà tạm, nhà dột nát tính đến ngày 28/3.

UBND thành phố Hà Nội giao Sở Tài chính đánh giá tổng thể về dự án đầu tư có sử dụng đất trong giai đoạn từ năm 2008 đến nay nhằm xử lý số lượng lớn dự án chậm tiến độ.

Bộ Tư pháp đang thẩm định dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội, trong đó có đề xuất của Bộ Xây dựng về thí điểm giao chủ đầu tư nhà ở xã hội không thông qua đấu thầu.

TP.HCM đặt mục tiêu xây dựng hàng chục nghìn căn nhà ở xã hội mỗi năm nhưng nhiều dự án vẫn đang kéo dài vì thủ tục pháp lý, khiến hàng nghìn người mất cơ hội an cư lạc nghiệp.

120 triệu đồng/m² là mức trúng đấu giá cao nhất trong phiên đấu giá đất ngày 29/3 tại Sóc Sơn (Hà Nội).