Xử lý hình sự các hành vi quấy rối, thổi giá trong đấu giá đất

Theo quy định hiện hành, người trả giá 30 tỷ đồng/m² rồi bỏ ngang đã vi phạm hoạt động đấu giá tài sản, có thể bị xử phạt hành chính đến 10 triệu đồng. Tuy nhiên, hai cuộc đấu giá đất ở huyện Sóc Sơn và Thanh Oai với những dấu hiệu bất thường khi cho thấy sự thông đồng, nâng giá tài sản rồi bỏ cuộc. Hành vi này cần được xem xét điều tra xử lý hình sự nhằm ngăn chặn không để tái diễn tình trạng thao túng, lũng đoạn để trục lợi đấu giá đất. Phóng viên Đài Hà Nội đã có cuộc trao đổi với Luật sư Lê Văn Kiên - Đoàn luật sư TP. Hà Nội về vấn đề này.
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bốn lần điều chỉnh địa giới hành chính, nhiều lần thay đổi quy hoạch, Hà Nội đã có những bước chuyển mình vượt bậc, dần trở thành đô thị thông minh, hiện đại.

Bảng giá đất mới vừa được UBND thành phố Hà Nội ban hành được cho là sát với giá thị trường đã và đang tạo cơ sở pháp lý cho việc tính tiền sử dụng đất. Từ đó, phần nào tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án, tăng nguồn cung cho thị trường, tránh tình trạng các đối tượng lợi dụng trục lợi “găm hàng, thổi giá” nhằm gây nhiễu loạn thị trường như trong thời gian qua.

UBND thành phố Hà Nội vừa có văn bản gửi HĐND thành phố trả lời các kiến nghị của cử tri, trong đó có nội dung đề nghị tháo gỡ khó khăn, cấp đất dịch vụ cho người dân có đất thu hồi thực hiện các dự án tại huyện Quốc Oai, huyện Mê Linh.

Theo CBRE Việt Nam, nguồn cung bất động sản gắn liền với đất, bao gồm nhà phố và biệt thự tại Hà Nội dự kiến vượt 7.000 căn trong năm 2025.

Tính đến tháng 12/2024, Tổ công tác Bộ Xây dựng đã xử lý 191/191 kiến nghị của địa phương, doanh nghiệp, hiệp hội và người dân liên quan đến 210 dự án bất động sản.

Những tháng cuối năm 2024, đầu năm 2025, giá đất nền ven đô đang giảm và chững lại, giao dịch cũng rất ít và có nguy cơ đóng băng thị trường. Bởi, giá nhà, đất đã neo lên quá cao trong một thời gian dài.