Xử lý hơn 11.500 vụ vi phạm liên quan đến hàng giả

6 tháng đầu năm 2024, Hà Nội đã xử lý hơn 11.500 vụ vi phạm liên quan đến hàng giả, hàng lậu và gian lận thương mại, khởi tố 175 bị can, thu nộp ngân sách nhà nước hơn 4.700 tỷ đồng.

Thông tin được đưa ra tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm của Ban Chỉ đạo 389 thành phố. Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền, trưởng Ban Chỉ đạo 389 thành phố chủ trì Hội nghị.

Báo cáo tại hội nghị cho thấy, 6 tháng đầu năm 2024, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả vẫn diễn biến phức tạp, xảy ra trên tất cả các tuyến, lĩnh vực và mặt hàng trọng điểm. Trong đó nổi lên vấn đề hàng hóa buôn lậu qua đường hàng không, chủ yếu là hàng có giá trị cao. Đặc biệt, nhiều vụ vận chuyển hàng cấm, ma túy đã bị phát hiện.

Hàng hóa vi phạm bị phát hiện thường là thực phẩm, thực phẩm chức năng dùng cho trẻ em, người già, thực phẩm đông lạnh, nội tạng động vật.

Thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo chất lượng, có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng vẫn được vận chuyển, buôn bán. Những vi phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử có xu hướng gia tăng cả về tính chất và mức độ.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền chủ trì Hội nghị Ban Chỉ đạo 389 thành phố.

Trong 6 tháng đầu năm 2024, công tác đấu tranh, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đạt nhiều kết quả tích cực. Các đơn vị thành viên Ban Chỉ đạo 389 chủ động thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền; nắm chắc diễn biến tình hình, xác định địa bàn, đối tượng trọng điểm để xác lập chuyên án đấu tranh, đánh trúng các đường dây, ổ nhóm, tụ điểm phức tạp, xử lý các hành vi vi phạm; không làm ảnh hưởng hoạt động sản xuất, kinh doanh đúng quy định pháp luật.

Phát biểu kết luận tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 thành phố, yêu cầu các lực lượng chức năng tiếp tục tăng cường công tác chống hàng giả, buôn lậu, gian lận thương mại, đặc biệt trong lĩnh vực hàng không.

Liên quan vấn đề an toàn thực phẩm, Phó Chủ tịch UBND thành phố giao Sở Công Thương nghiên cứu đề xuất cơ chế giao nhiệm vụ, gắn trách nhiệm cho các Ban quản lý chợ, trung tâm thương mại trong kiểm soát đầu vào hàng hóa đưa vào chợ, bảo đảm an toàn thực phẩm.

Sở Quy hoạch kiến trúc làm đầu mối cùng các ngành sớm đưa ra đề xuất cụ thể việc quy hoạch xây dựng khu kho hàng tang vật, hàng tạm giữ tập trung của thành phố.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sau ảnh hưởng của bão số 3, ngành sản xuất Việt Nam phục hồi vào tháng 10/2024, khi cả sản lượng và đơn đặt hàng mới đều tăng. Chỉ số nhà quản trị mua hàng PMI do S&P Global công bố đạt 51,2 điểm, tăng từ mức 47,3 điểm của tháng 9.

Nhiều ý kiến lo ngại rằng, mức tăng giá điện 4,8% vừa qua có thể ảnh hưởng tới mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4,5% mà Quốc hội đặt ra cho cả năm nay. Tuy nhiên, chuyên gia đã khẳng định, mức tăng giá này chưa thể ảnh hưởng tới kiểm soát lạm phát.

Theo Cục Thống kê TP. Hà Nội, trong 10 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của Hà Nội tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước.

Các nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) Trung Quốc thời gian qua liên tục mở rộng tại Việt Nam, tạo áp lực cạnh tranh lớn cho doanh nghiệp bán lẻ nội địa nhờ công nghệ, hạ tầng logistics và lợi thế giá cả đang dần chiếm lĩnh thị trường, khiến doanh nghiệp Việt Nam chật vật ngay trên sân nhà.

Thương vụ Việt Nam tại Philippines cho biết, theo thống kê của Cơ quan quản lý cấp phép nhập khẩu gạo thuộc Bộ Nông nghiệp Philippines, tính đến cuối tháng 10/2024, Philippines đã nhập khẩu tổng số 3,68 triệu tấn gạo.

Theo đại diện Cục Thương mại điện tử và kinh tế số, Bộ Công Thương, việc cấm các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới như Temu, 1688, Shein cần được xem xét một cách tổng thể, thận trọng.