Xử lý nghiêm cơ sở công trình không đảm bảo PCCC

Sáng 14/8, tiếp tục chương trình phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 8/2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề lớn của dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

So với dự thảo luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7, dự thảo luật đã được chỉnh lý có 61 điều, giảm bốn điều do chỉnh lý, ghép các nội dung quy định có tính tương đồng. Hầu hết các ý kiến đại biểu Quốc hội tại dự thảo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý đã thể hiện đầy đủ các nội dung tiếp thu, chỉnh lý trong dự thảo luật trên cơ sở ý kiến đại biểu Quốc hội; nội dung giải trình có căn cứ và tính thuyết phục cao.

Phó Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Quochoi.vn

Báo cáo tại phiên họp, Uỷ ban Quốc phòng an ninh của Quốc hội cho biết, Thường trực Uỷ ban Quốc phòng an ninh đã phối hợp với cơ quan soạn thảo nghiên cứu xây dựng: Điều 18 về phòng cháy đối với nhà ở và Điều 19 về phòng cháy đối với nhà ở kết hợp kinh doanh.

Đồng thời, bổ sung đầy đủ, phù hợp hơn các nội dung quy định đối với hai loại hình này tại dự thảo luật đã được tiếp thu, chỉnh lý, bảo đảm yêu cầu về điều kiện an toàn phòng cháy, chữa cháy, thoát nạn.

Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Quochoi.vn

Đồng tình với việc tách nội dung các đại biểu thống nhất, thực tiễn vừa qua việc nhà ở kết hợp với kinh doanh không đủ điều kiện để đảm bảo phòng cháy chữa cháy thì lần này tại Điều 19 quy định rõ về phòng cháy đối với nhà ở kết hợp kinh doanh.

Bên cạnh đó, cần hoàn thiện luật trên cơ sở các quy định mang tính kế thừa phải đáp ứng yêu cầu về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, đảm bảo tính hợp lý, không gia tăng quá mức chi phí tuân thủ pháp luật cho các tổ chức, cá nhân. Cuối giờ sáng 14/8, các đại biểu đã cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi).

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 24/11, tại thủ đô Phnom Penh, trước khi khai mạc Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng các Trưởng đoàn chào xã giao Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen; Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary, Chủ tịch Phiên họp lần thứ 11 của IPTP và Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet.

Chiều nay 24/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân đã đến Thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24-28/11 theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.

Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Campuchia, chiều 23/11, tại thủ đô Phnôm Pênh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam đã gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Campuchia.

Tổng thống Bulgaria Rumen Radev là Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam kể từ khi nhậm chức, qua đó thể hiện sự coi trọng, quý mến và tình cảm tốt đẹp của Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn dành cho Bulgaria.

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Campuchia, chiều 23/11, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã yết kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni.

Trong chương trình Kỳ họp thứ 8, ngày 23/11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.