Xuất khẩu dệt may cán đích 44 tỷ USD

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, năm 2024, kim ngạch xuất khẩu dệt may cán đích đạt 44 tỷ USD như dự kiến, tăng 11% so với năm 2023; kim ngạch nhập khẩu ước đạt 25 tỷ USD, tăng 14%; xuất siêu đạt 19 tỷ USD.

Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, trong bối cảnh cước vận tải biến động mạnh, kinh tế thương mại phục hồi chậm, tổng đầu tư toàn cầu sụt giảm nhưng ngành dệt may Việt Nam vẫn giữ được mức tăng trưởng khá.

Sang năm 2025, toàn ngành dệt may đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 48 tỷ USD. Theo Hiệp hội, đây là con số có sự tính toán và nghiên cứu kỹ lưỡng về xu thế đơn hàng; trong đó, ngành may được dự đoán sẽ có lượng đơn hàng sẽ dồi dào hơn so với năm 2024.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tính đến ngày 13/12, tín dụng toàn nền kinh tế tăng khoảng 12,5% so với cuối năm 2023, tập trung phục vụ sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên.

Để chuẩn bị hàng hóa phục vụ nhân dân, nhất là trong dịp Tết, trên toàn thành phố Hà Nội sẽ có hơn 10.600 điểm bán với 22 đơn vị sản xuất, kinh doanh của Hà Nội và các tỉnh, thành phố tham gia, dự trữ và cung ứng các mặt hàng bình ổn thị trường.

Sau chuỗi ngày biến động mạnh, giá vàng trong nước ổn định, với giá vàng miếng niêm yết ở mức 86,3 triệu đồng/lượng, giá vàng nhẫn duy trì gần mốc 85 triệu đồng/lượng.

Ngày 15/12, Anh đã trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Đây là thỏa thuận thương mại lớn nhất của nước này thời hậu Brexit.

Theo thông tin từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu dệt may năm nay đạt mục tiêu 44 tỷ USD như dự kiến, tăng hơn 11% so với năm ngoái.

Theo công bố kết quả kinh doanh 11 tháng năm 2024 của Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ), doanh thu thuần đạt 35.210 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 1.876 tỷ đồng, tăng lần lượt 19,4% và 8,3% so với cùng kỳ.