Xuất khẩu Nhật Bản lần đầu giảm trong 10 tháng

Nhu cầu từ Trung Quốc và Mỹ yếu đi đã khiến xuất khẩu của Nhật Bản trong tháng 9 giảm lần đầu tiên kể từ tháng 11/2023.

Theo số liệu của Bộ Tài chính Nhật Bản vừa công bố, kim ngạch xuất khẩu tháng 9 của nước này giảm 1,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Số liệu này trái ngược với dự báo của giới phân tích là tăng 0,5%. Đây là lần đầu trong 10 tháng, xuất khẩu của Nhật Bản đi xuống.

Trung Quốc - đối tác thương mại lớn nhất của nước này - giảm nhập hàng hóa từ Nhật Bản khoảng 7,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Hàng từ Nhật sang Mỹ cũng ít hơn 2,4%. Nguyên nhân do nhu cầu xe hơi Nhật tại hai nước này yếu.

Nhật Bản đã thâm hụt thương mại 294,3 tỷ yen, tương đương gần 2 tỷ USD trong tháng 9, cao hơn so với mức dự báo thâm hụt 237,6 tỷ yen.

Trong bài phát biểu gần đây, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Kazuo Ueda nhấn mạnh các rủi ro bên ngoài. Ông cho biết giới chức cần thời gian đánh giá kỹ tình hình trước khi tiếp tục nâng lãi suất. Cuộc họp tiếp theo của ngân hàng này vào ngày 30 - 31/10 này.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ cho biết nước này đã tiến hành các cuộc tấn công chính xác nhằm vào 5 địa điểm cất giữ vũ khí ngầm tại các khu vực do lực lượng Houthi kiểm soát ở Yemen.

Gần đây, Nga đã liên tục đạt được những bước tiến đáng kể ở mặt trận phía Đông Ukraine. Các nhà phân tích cho biết, chỉ trong tháng 8 và tháng 9 vừa qua, diện tích lãnh thổ mà quân đội Nga kiểm soát được nhiều hơn tới 5,5 lần so với cả năm 2023.

Mỹ thông báo, oanh tạc cơ tàng hình B-2 đã tập kích mục tiêu tại Yemen, đánh dấu lần đầu loại máy bay này tham gia chiến dịch chống Houthi.

Theo báo cáo của Liên minh chống lừa đảo toàn cầu (Gasa), Philippines mất khoảng 8,1 tỷ USD trong 12 tháng qua, chủ yếu là do các vụ lừa đảo qua tin nhắn văn bản với những giao dịch “tốt đến mức không thể tin được”.

Nhu cầu từ Trung Quốc và Mỹ yếu đi đã khiến xuất khẩu của Nhật Bản trong tháng 9 giảm lần đầu tiên kể từ tháng 11/2023.

Triều Tiên có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng, chính vì vậy bán đảo này đã trở thành một phần quan trọng trong chính sách của các nước lớn và hiện đang bị chi phối bởi các yếu tố bên ngoài. Người dân hai miền Triều Tiên khao khát hòa bình để có thể phát triển kinh tế và đóng góp cho khu vực và quốc tế. Tuy nhiên, những diễn biến gần đây cho thấy: mơ ước chính đáng đó đang ngày một xa vời. Phóng viên Đài Hà Nội đã có cuộc bình luận với Tiến sĩ Phan Cao Nhật Anh, đến từ Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam về vấn đề này.