Xuất khẩu sang châu Mỹ tăng vọt

Sau 5 năm kể từ khi CPTPP có hiệu lực vào tháng 1 năm 2019, xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường châu Mỹ tăng gần gấp đôi và xuất siêu ở các thị trường này tăng gần gấp 3 lần, góp phần tích cực cho ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong thời gian qua.

Hiệp định thương mại CPTPP đã tạo ra cơ hội lớn cho ngành dệt may Việt Nam thâm nhập vào các thị trường Bắc Mỹ. Đây là thị trường mà ngành dệt may Việt Nam khó có thể thâm nhập trước đây. Kể từ khi có hiệp định CPTPP đã tạo ra một áp lực lớn cho doanh nghiệp Việt Nam, nhưng đồng thời đã mang lại nhiều cơ hội.

Không chỉ riêng ngành dệt may mà trong lĩnh vực chế biến và xuất khẩu thủy sản, CPTPP đã giúp ngành này có sự tăng trưởng mạnh vào thị trường vốn được coi là tiềm năng nhưng cũng khó tính đối với nhiều quốc gia.

Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam, cho biết: “Khoảng 25% - 27% (tức là luôn duy trì khoảng 2,2 - 2,6 tỉ đô la Mỹ) là con số ấn tượng trong tăng trưởng của chúng ta mấy năm vừa qua. Năm 2022, tăng trưởng 30% ở khối thị trường Bắc Mỹ là một con số khá đặc biệt”.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu sang các thị trường CPTPP khu vực châu Mỹ đã tăng hơn 56%, từ 8,7 tỉ đô la Mỹ năm 2018 lên đến 13,6 tỉ đô la Mỹ năm 2023. Xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường này tăng gần gấp đôi, từ 6,3 tỷ đô la Mỹ vào năm 2018 lên 11,7 tỷ đô la Mỹ năm 2023. Xuất siêu ở các thị trường này cũng tăng gần gấp 3 lần, từ 3,9 tỷ đô la Mỹ lên hơn 11 tỷ đô la Mỹ.

Ông Shawn Steil, Đại sứ Canada tại Việt Nam, cho hay: “Tận dụng các lợi thế mà Hiệp định CPTPP mang lại, cùng với các vị trí cửa ngõ thuận lợi so với các nước thành viên trong khu vực, các doanh nghiệp Việt Nam có thể thông qua việc xuất khẩu và đầu tư sản xuất tại các nước này để mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Đặc biệt, tôi cho rằng, Hiệp định đã mang lại lợi ích cho cả người dân, doanh nghiệp hai nước, mở ra những cơ hội hợp tác đầu tư lớn cho cả hai bên. Đây là đòn bẩy nâng cao kim ngạch thương mại giữa hai nước Việt Nam - Canada và trong khối CPTPP”.

Việc tham gia CPTPP đã thúc đẩy Việt Nam cải cách thể chế, hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng minh bạch hơn. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp vận hành chuyên nghiệp hơn mà còn góp phần nâng cao uy tín quốc tế của Việt Nan, thu hút thêm nhà đầu tư nước ngoài. Mối quan hệ giữa Việt Nam và các nước châu Mỹ đã và đan được củng cố qua các cam kết chiến lược.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Vụ Thanh toán Ngân hàng Nhà nước cho biết: Tính đến thời điểm này, tới 80% công việc của ngành ngân hàng được xử lý trên kênh số, khoảng 66% số lượng giao dịch được thực hiện trên kênh số, thậm chí có nơi số hóa đạt tới 95%.

Sau khi đạt mức cao kỷ lục 2.790 USd/ounce, giá vàng thế giới ngày 1/11 đã bất ngờ quay đầu lao dốc. Trong khi đó, giá vàng trong nước vẫn giữ mốc cao kỷ lục trong lịch sử.

Thị trường chứng khoán ngày 31/10 ghi nhận phiên hồi phục khá tích cực mặc dù rung lắc về cuối phiên. Điểm nhấn trong phiên giao dịch là sự bứt lên nhanh chóng của nhóm ngân hàng và bất động sản.

Báo cáo tài chính hợp nhất của Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco - SAB) mới đây cho thấy doanh thu đạt hơn 7.670 tỷ đồng, tăng nhẹ 3% so với quý III năm trước.

Hãng sản xuất máy bay Airbus đã công bố kết quả kinh doanh quý 3 khả quan với doanh thu đạt 15,7 tỷ euro, tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tại Báo cáo tài chính quý 3, doanh thu của Petrolimex giảm trong khi chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp vẫn tăng.