Xúc tiến thương mại Việt Nam - Liên bang Nga

Sau khi hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á Âu (trong đó Nga là một thành viên) có hiệu lực vào năm 2016, hợp tác thương mại Việt Nam - Liên bang Nga đã có những bước tiến mạnh mẽ. Chỉ trong vòng 5 năm, từ năm 2016 - 2021, kim ngạch thương mại song phương đã tăng gấp đôi về giá trị và trong thời điểm hiện tại, hai bên vẫn đang tiếp tục nỗ lực thúc đẩy hợp tác kinh tế phát triển.

Sinh ra và lớn lên tại quận Ba Đình, thủ đô Hà Nội, song từ lâu chị Huyền và gia đình đã giữ thói quen tiêu dùng sản phẩm Nga trong cuộc sống hàng ngày.

Chị Nguyễn Thị Thu Huyền -  Quận Ba Đình nói:  Gia đình tôi có người làm việc và sinh sống ở bên Nga nên rất thích các thực phẩm và đồ dùng của Nga, bản thân là thế hệ trẻ nhưng cũng rất thích nghiên cứu các sản phẩm của Nga sản xuất và hiện nay nhiều người Việt rất ưa chuộng.

Xúc tiến thương mại Việt Nam - Liên bang Nga

Những năm gần đây, người tiêu dùng trong nước đã dần quen với sự có mặt của hàng hóa Nga trên thị trường. Từ các mặt hàng thực phẩm, nông sản đến quà tặng… với những ưu thế về chất lượng và giá thành, hàng Nga đã trở thành mặt hàng bán chạy, đặc biệt là vào thời điểm cuối năm.

Chị Phạm Tuyết Mai - Phụ trách cửa hàng thực phẩm Nga cho biết: Thời điểm cuối năm hàng Nga sẽ bán chạy hơn, đặc biệt là cạnh tranh về giá cả. Kinh tế 2 nước ngày càng phát triển, hàng xuất khẩu cũng dễ dàng hơn.

Là cơ quan đại diện Bộ Nông nghiệp Nga tại Việt Nam, trung tâm Good Food Russia đã kết nối hơn 20 doanh nghiệp của 2 nước, với giá trị hợp đồng nguyên tắc trên 30 triệu đôla Mỹ. Đặc biệt năm nay, số lượng hàng hóa xuất khẩu từ Nga sang Việt Nam đã tăng gấp 4 lần năm ngoái

Ông Nguyễn Ngọc Phúc – Quyền giám đốc trung tâm Good Food Russia tại Việt Nam cho biết: Đối với nước Nga và doanh nghiệp bên Nga, Việt Nam là thị trường họ mong muốn được vào, đây là một trong những cửa vào của thị trường Đông Nam Á. Càng ngày sự quyến rũ của thị trường Việt Nam ngày càng lớn, kỳ vọng vào thị trường ngày càng tăng.

Việt Nam là quốc gia duy nhất ký kết hiệp định thương mại tự do với tất cả các đối tác kinh tế lớn trên toàn cầu, đồng thời là thành viên của ASEAN, khu vực có khoảng 600 triệu dân. Như vậy, Việt Nam có thể trở thành cửa ngõ để Nga tiếp cận khu vực và các quốc gia mà Việt Nam đã ký kết. Đồng thời, Việt Nam cũng có thể trở thành trung tâm sản xuất của doanh nghiệp Liên bang Nga. Đây là những điều kiện lý tưởng giúp 2 nước thực hiện mục tiêu đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 5 tỷ đôla Mỹ vào năm 2025.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ông Phạm Nhật Minh Hoàng, con trai tỷ phú Phạm Nhật Vượng, vừa được bổ nhiệm làm CEO Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ FGF - Vì Tương lai Xanh.

Trong 10 tháng của năm 2024, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) đạt doanh thu ước tính 137.157 tỷ đồng, tương đương 78% kế hoạch năm.

Trong khoảng một tháng trở lại đây, thị trường bán lẻ trong nước, đặc biệt là lĩnh vực thương mại điện tử xôn xao về một App mua sắm mới, đó là Temu - một nền tảng mua sắm của doanh nghiệp điện tử Trung Quốc. Người tiêu dùng vẫn còn không ít hoài nghi khi Temu xuất hiện rầm rộ nhưng vẫn chưa được cấp phép hoạt động tại Việt Nam.

Thị trường chứng khoán thường được coi là thước đo của nền kinh tế. Khi VN-Index liên tục dao động quanh ngưỡng 1.300 điểm nhưng chưa thể bứt phá thì cũng là lúc mà các nhà đầu tư tự đặt ra câu hỏi: Tại sao kinh tế đang phục hồi và tăng trưởng tốt mà VN-Index vẫn chưa thể bứt phá được? Liệu thị trường có thể vượt qua mốc này một cách bền vững trong tương lai gần hay không?

Bất chấp những thiệt hại do bão số 3 (bão Yagi) gây ra, kinh tế Việt Nam vẫn ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng trong quý III.

Thương mại điện tử tại Việt Nam đang tăng trưởng nhanh chóng, đạt 20-25%/năm, trở thành kênh phân phối quan trọng. Nhưng tình trạng quảng cáo sai sự thật và hàng giả, hàng nhái cũng ngày càng phức tạp, đòi hỏi việc hoàn thiện chính sách và siết chặt quản lý.