Xung đột gây thiệt hại nặng cho nền kinh tế Trung Đông

Xung đột leo thang tại Trung Đông đang ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế các nước trong khu vực, đặc biệt là ngành hàng không và du lịch. Nếu các bên không kiềm chế khiến một cuộc chiến tranh toàn diện nổ ra, triển vọng tăng trưởng kinh tế của các quốc gia trong khu vực cũng được dự báo sẽ trở nên u ám.

Theo một đánh giá của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc, ước tính nền kinh tế Palestine, bao gồm cả Bờ Tây và Dải Gaza, đã giảm 29% kể từ khi xung đột nổ ra vào ngày 7/10 năm ngoái. Tỷ lệ nghèo đói ở Gaza là hơn 50% và tiếp tục tăng.

Với Israel, tăng trưởng của nước này đã chậm lại kể từ khi xung đột ở Dải Gaza bùng phát. Các khoản chi tiêu quân sự, sơ tán dân và bồi thường cho các doanh nghiệp bị thiệt hại đã khiến thâm hụt ngân sách quốc gia tăng cao kỷ lục.

Xung đột khiến nền kinh tế Trung Đông ảnh hưởng nặng nề.

Số liệu do Bộ Tài chính Israel vừa công bố cho thấy, thâm hụt ngân sách của nước này đã tăng lên mức 7,6% GDP. Ngân hàng Trung ương Israel đã hạ dự báo tăng trưởng GDP xuống còn 1,5% trong năm nay và 4,25% trong năm 2025, với giả định cuộc xung đột tại Dải Gaza sẽ tiếp diễn với cường độ cao và kéo dài.

Một kịch bản chiến tranh toàn diện sẽ là thảm họa đối với Li Băng - quốc gia đang sa lầy trong tình trạng bất ổn về kinh tế, chính trị. GDP của Li Băng có thể giảm tới 15% nếu xung đột Israel - Hezbollah leo thang trên lãnh thổ nước này.

Trong khi đó, với Iran, đây sẽ là đòn giáng mạnh vào nền kinh tế của quốc gia Hồi giáo. Theo dự báo, kinh tế Iran sẽ tăng trưởng chậm lại, ở mức 3,3% trong năm nay, so với 4,7% vào năm ngoái.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chỉ hai tháng sau vụ bị ám sát hụt tại cuộc vận động tranh cử ở bang Pennsylvania, Mỹ, cựu Tổng thống Donald Trump, ứng cử viên của Đảng Cộng hòa, lại một lần nữa thoát nạn trước một âm mưu ám toán nhằm vào mình. Trước hai vụ ám sát ứng cử viên Tổng thống bất thành - sự việc chưa từng có tiền lệ trong lịch sử, người dân Mỹ đang hoài nghi về khả năng bảo vệ những nhân vật quan trọng của lực lượng mật vụ nước này.

Ngân hàng Trung ương Nga vừa gửi đề nghị đến Bộ Tài chính nước này, yêu cầu từ nay đến ngày 1/7/2025, tất cả các tổ chức tín dụng lớn trong nước phải đảm bảo cho khách hàng khả năng giao dịch với đồng tiền ruble kỹ thuật số.

Cứ mỗi dịp Tết Trung thu, người dân Hong Kong, Trung Quốc, lại thực hiện tục múa rồng lửa để ngăn chặn điều không may mắn ảnh hưởng đến ngôi làng của họ.

Ít nhất 17 người đã thiệt mạng và nhiều người khác bị mất tích do ảnh hưởng của bão Boris khiến mực nước nhiều con sông ở Trung Âu dâng cao, gây lũ lụt trên diện rộng tại khu vực này.

Liên đoàn Công nghiệp Thái Lan (FTI) ngày 16/9 đánh giá đợt lũ lụt ở miền Bắc Thái Lan là nghiêm trọng nhất trong 80 năm qua.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã tới thăm Kazakhstan và có cuộc gặp với Tổng thống nước chủ nhà - ông Kassym-Jomart Tokayev tại thủ đô Astana. Đây là lần đầu tiên sau 14 năm, một nhà lãnh đạo Đức có chuyến thăm tới Kazakhstan.