Xuyên ngày đêm đấu giá 19 thửa đất ở Hoài Đức
Mức trúng đấu giá cũng rất cao khiến nhiều người đặt ra câu hỏi: liệu có xảy ra tình trạng bỏ cọc, tạo sóng, đẩy giá đất?
Vào đêm 19/8 và rạng sáng 20/8, nhiều người tham gia đấu giá phải thức xuyên đêm. Phiên đấu bắt đầu từ 8h30 ngày 19/8 đến khoảng 4h30’ sáng 20/8 mới kết thúc. Nhiều người đã phải bỏ cuộc giữa chừng vì mức giá bị đẩy lên quá cao.
Bà Nguyễn Ngọc Hoan (phường Phú La, quận Hà Đông) chia sẻ khi cuộc đấu giá vẫn đang tiếp tục: “Đến bây giờ là vòng thứ 6, rất nhiều lô lên tới 85 triệu đồng/m2 cho nên tôi quyết định dừng cuộc chơi ở đây, bởi vì với giá như thế với tôi là không phù hợp”.
Hơn 500 người và trên 1.500 bộ hồ sơ tham gia đấu giá. Từ mức khởi điểm chỉ từ 7,3 triệu đồng, qua 10 vòng đấu đã được đẩy lên gấp nhiều lần. Cụ thể, lô cao nhất trúng với giá 133 triệu đồng/m2, gấp khoảng 18,2 lần giá khởi điểm. Người trúng đấu giá sẽ phải bỏ ra gần 15,1 tỷ đồng.
1 lô khác cũng được thiết lập mức giá trên 100 triệu đồng/m2. Hai lô đất có giá trúng thấp nhất tại phiên này là 91,3 triệu đồng mỗi m2. Mức giá này vẫn cao gấp 12,5 lần giá khởi điểm và gấp từ 2 đến 3 lần giá đất nền trong khu vực.
Khảo sát cho thấy mặt bằng giá bất động sản ở xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức, Hà Nội, cao nhất cũng ở mức 60 -70 triệu đồng/m2. Câu chuyện trả giá cao, tạo sốt ảo lại được nhắc đến.
Ông Bùi Ngọc Sơn, nguyên Trưởng phòng Kinh tế quốc tế, Viện nghiên cứu kinh tế và chính trị thế giới, cho hay: “Đây là một cách thức tâng giá để bắn thông điệp cho những người xung quanh đến mua. Thực ra, những nhóm đầu cơ này đã âm thầm sở hữu, mua từ trước. Cách thức này làm hủy hoại thị trường rất ghê gớm”.
Hiện tượng trả giá cao - thổi giá nhằm đẩy giá những lô đất khác để hưởng chênh lệch rồi bỏ cọc những lô trúng giá cao chót vót không còn xa lạ. Hiện tượng này đã từng gây ra nhiều hệ lụy cho thị trường bất động sản.
Điểm khác của phiên đấu giá tại Hoài Đức là bỏ phiếu trực tiếp qua tối thiểu 6 vòng, chứ không phải chỉ duy nhất một vòng như tại Thanh Oai. Đây cũng là giải pháp nhằm tránh tình trạng thông thầu, bỏ giá thấp gây thất thoát ngân sách Nhà nước. Huyện Hoài Đức dự kiến thu hơn 186 tỷ đồng từ phiên đấu giá này.
Trong sáng 20/8, sau khi có kết quả, các thửa đất đã được rao bán với mức chênh hàng trăm triệu đồng. Trong phiên đấu giá đất tại thôn Lòng Khúc xuyên đêm 19/8, bên cạnh những người tham gia đấu giá ở trong Nhà thi đấu huyện Hoài Đức, lực lượng môi giới bất động sản tập trung khá đông để theo dõi.
Nhiều người lo ngại đây cũng là một trong những cách làm giá, bán hàng của không ít môi giới, nhà đầu tư đã ôm sẵn đất nền ở vùng ven ngoại thành Hà Nội.
Năm 2024, công tác đấu giá quyền sử dụng đất dự kiến hoàn thành kế hoạch thu 25 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, UBND thành phố Hà Nội xác định hoạt động đấu giá đất còn tồn tại nhiều hạn chế, cần tiếp tục khắc phục.
Nhằm đảm bảo trật tự xây dựng, hạn chế các vụ cháy, nổ xảy ra đối với loại hình nhà ở riêng lẻ. Bộ Xây dựng đã chủ trì biên soạn tiêu chuẩn Việt Nam quy định các yêu cầu kỹ thuật chung trong thiết kế, xây dựng mới hoặc cải tạo nhà ở riêng lẻ.
Chênh lệch giá đất đền bù theo Luật Đất đai 2024 và luật năm 2013 dẫn tới phát sinh vướng mắc trong hơn 1.000 dự án trên địa bàn Hà Nội.
Trước những tồn tại trong hoạt động đấu giá đất, UBND Thành phố Hà Nội chỉ đạo các quận, huyện, thị xã thực hiện cấp bách một số giải pháp để khắc phục; đồng thời yêu cầu các sở, ngành chức năng giám sát chặt chẽ hoạt động đấu giá đất.
Trong báo cáo thị trường mới đây, hãng dịch vụ bất động sản Cushman & Wakefield cho biết giá thuê văn phòng tại Hà Nội và TP.HCM có xu hướng tiếp tục tăng trong hai năm tới.
Sau 20 năm, những vướng mắc về giải phóng mặt bằng, quy hoạch tại Khu đô thị mới Chi Đông (huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội) đang được tháo gỡ.
0