Y tế công lập và tư nhân cùng đào tạo lâm sàng
Để có được chứng chỉ hành nghề, những điều dưỡng, kỹ thuật viên mới ra trường phải trải qua khóa đào tạo 6-9 tháng tại các cơ sở y tế được cấp phép đào tạo. Các điều dưỡng viên được các bác sỹ đào tạo kỹ năng theo dõi các dấu hiệu sinh tồn. Đây là một trong những kỹ năng quan trọng của điều dưỡng, để sau khi đi làm, các học viên có được kinh nghiệm và không bỡ ngỡ khi gặp phải các ca khó.
Một chương trình đào tạo thực hành lâm sàng bao gồm 15 bài. Trong đó, lý thuyết 100 tiết, thực hành 956 tiết. Chương trình tập trung vào các kỹ năng điều dưỡng cơ bản, các quy định pháp lý liên quan đến khám bệnh và chữa bệnh, đạo đức nghề nghiệp, an toàn bệnh nhân và kỹ năng giao tiếp cho người hành nghề chăm sóc y khoa.
Đào tạo thực hành lâm sàng là điều kiện bắt buộc, trước khi các nhân viên y tế được hoạt động chính thức. Ở nhiều trường đại học, ngoài việc học lý thuyết, thời gian thực hành chiếm tới 70%.
Cùng với hệ thống y tế công lập, Hà Nội cũng huy động sự vào cuộc của y tế tư nhân trong đào tạo nguồn nhân lực. Điều này vừa giúp giảm tải cho y tế công lập, vừa không lãng phí nguồn lực chất lượng cao.
Bệnh viện Đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) vừa tiếp nhận 7 nạn nhân bị ngộ độc thực phẩm do ăn thịt của chó bị bệnh.
Sở Y tế Hà Nội và Cơ quan Quản lý các bệnh viện công Paris đã ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2024 - 2029.
Theo Bộ Y tế, Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng - mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu. Việc phòng chống kháng thuốc đòi hỏi sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội.
Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 37 quy định nguyên tắc xây dựng, cập nhật danh mục thuốc, các tiêu chí xem xét thuốc đưa vào danh mục, xem xét thuốc cần quy định tỉ lệ, điều kiện thanh toán BHYT, xem xét đưa thuốc ra khỏi danh mục; bỏ quy định phân chia danh mục thuốc theo hạng bệnh viện.
Sở Y tế Hà Nội vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe giữa ngành Y tế Hà Nội và Hiệp hội các Công ty Điều phối Y tế Quốc tế Nhật Bản (JIMCA) giai đoạn 2024 - 2029.
Trên thế giới đã xuất hiện các vi khuẩn kháng với hầu hết kháng sinh, còn gọi là vi khuẩn siêu kháng thuốc. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn vừa ký ban hành quyết định phê duyệt Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc trong y tế giai đoạn 2024 - 2025.
0