Viễn cảnh hoà bình giữa Nga và Ukraine vẫn còn mờ mịt
Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã phá vỡ cấu trúc an ninh châu Âu, định hình lại mối quan hệ giữa các quốc gia và làm rạn nứt nền kinh tế toàn cầu.
Sáng 24/2 theo giờ Việt Nam, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và Đại hội đồng Liên hợp quốc đã lần lượt tổ chức các phiên họp đặc biệt để thảo luận về cuộc xung đột tại Ukraine. Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres một lần nữa bày tỏ quan ngại sâu sắc về sự nguy hiểm của tình trạng xung đột leo thang và lan rộng, đồng thời kêu gọi các bên giải quyết căng thẳng bằng biện pháp hoà bình phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc.
Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres phát biểu: “Hai năm trôi qua, cuộc xung đột ở Ukraine vẫn là một vết thương hở ở trung tâm châu Âu. Đã đến lúc phải có hòa bình, một nền hòa bình công bằng dựa trên hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế và các Nghị quyết của Đại hội đồng.”
Trong khi đó, Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc Dennis Francis cảnh báo, cuộc xung đột kéo dài tại Ukraine đang gây tác động trên phạm vi toàn cầu, ảnh hưởng nghiêm trọng tới an ninh lương thực, giá năng lượng, đồng thời trở thành yếu tố quan trọng tái định hình bản đồ địa chính trị và địa kinh tế thế giới.
Hai năm trôi qua, lực lượng Nga và Ukraine vẫn trong thế giằng co trên chiến trường với rất ít diễn biến mang tính đột phá, trong khi các nỗ lực tìm giải pháp hòa bình gần như chưa có bước tiến đáng kể. Cả hai bên đều tuyên bố sẵn sàng đàm phán, song vẫn cứng rắn trong những vấn đề chính.
Trả lời phỏng vấn Fox News mới đây, Tổng thống Volodymyr Zelensky nói rằng Ukraine không chỉ dự định tiếp tục phòng thủ vào năm 2024 mà còn chuẩn bị cho cuộc phản công mới.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết: "Phòng thủ là nhiệm vụ số một. Sau đó là tiếp tục câu chuyện thành công ở Biển Đen và chúng tôi sẽ làm được điều đó. Và tất nhiên, chúng tôi sẽ chuẩn bị cuộc phản công mới, một chiến dịch mới. Tôi không nói rằng chúng tôi sẽ đứng yên. Nó phụ thuộc vào rất nhiều thứ".
Nhìn về tương lai, cuộc xung đột Ukraine vẫn không có dấu hiệu sẽ kết thúc trong ngắn hạn. Nhiều hội nghị quốc tế được tổ chức với các đề xuất hoà bình cho cuộc xung đột được đưa ra. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có đề xuất nào có thể đưa hai bên ngồi vào bàn đàm phán. Việc nhiều hội nghị không có sự tham gia của Nga được cho là một trong những nhân tố khiến cánh cửa nối lại đàm phán chưa thể mở.
Ngay khi Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) thông báo lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Israel cùng một thủ lĩnh của lực lượng Hamas, cộng đồng quốc tế đã đưa ra những phản ứng trái chiều.
Theo hãng thông tấn TASS, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Nga luôn ưu tiên và hiện đã sẵn sàng giải quyết mọi tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, tuy nhiên cũng nhấn mạnh nước này đã sẵn sàng cho mọi kịch bản.
Người phát ngôn Nhà Trắng, bà Karine Jean-Pierre cho biết Mỹ không có ý định sửa đổi học thuyết hạt nhân sau khi Nga đưa ra học thuyết hạt nhân sửa đổi.
Dữ liệu mới nhất từ Văn phòng Thống kê Quốc gia của Anh cho thấy tỷ lệ lạm phát tại nước này trong tháng 10 tăng lên mức cao nhất trong 6 tháng qua, củng cố kỳ vọng của thị trường rằng sẽ không có đợt cắt giảm lãi suất nào khác trong năm nay.
Giá dầu thế giới tăng khoảng 1% vào ngày 21/11, sau khi Nga và Ukraine gia tăng các cuộc tấn công bằng tên lửa, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ căng thẳng nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 22/11 cho biết nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
0