Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh thông tin về ca cúm A/H9N2

Liên quan đến trường hợp đầu tiên mắc cúm A/H9N2 trên người tại Việt Nam, chiều ngày 6/4, TS.BS Nguyễn Vũ Thượng, Phó Viện trưởng Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh đã có chia sẻ về loại cúm này và công tác giám sát, khoanh vùng nơi bệnh nhân sinh sống để đánh giá nguy cơ.

TS.BS Nguyễn Vũ Thượng cho biết, qua điều tra dịch tễ, đây là bệnh nhân nam 37 tuổi, có các bệnh nền xơ gan, đái tháo đường. Bệnh nhân nhập viện với các triệu chứng viêm phổi nặng, suy hô hấp. Ngành thú y tỉnh Tiền Giang điều tra, gần nhà bệnh nhân sinh sống có khu bán và giết mổ gia cầm. Những người tiếp xúc gần với bệnh nhân đến thời điểm hiện tại vẫn khoẻ mạnh.

Hiện bệnh nhân tiếp tục điều trị tại phòng cách ly áp lực âm của khoa Hồi sức tích cực chống độc người lớn với chẩn đoán theo dõi nhiễm trùng huyết từ viêm phổi, cúm A, nhiễm nấm xâm lấn, biến chứng suy hô hấp, xuất huyết phổi, xuất huyết ở bụng ổn, xuất huyết tiêu hóa, tổn thương thận cấp, xơ gan do rượu, theo dõi u gan.

Bệnh nhân đang được nằm điều trị cách ly tại phòng áp lực âm Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh. Ảnh: Xuân Mai

Trước tình hình trên, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đã chỉ đạo Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh thực hiện tốt cách ly, điều trị và chăm sóc người bệnh theo đúng quy định của Bộ Y tế về cúm gia cầm, khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn theo dõi tình trạng sức khỏe nhân viên y tế đã chăm sóc cho bệnh nhân (tất cả nhân viên khi tiếp xúc với bệnh nhân ngay từ khi nhập viện đều mang phương tiện phòng hộ theo đúng quy định).

Sở Y tế chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh báo cáo Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh và phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Tiền Giang tiếp tục điều tra dịch tễ, nhất là tiền sử đi lại và tiếp xúc của người bệnh để kịp thời ngăn chặn nguy cơ lây lan trong cộng đồng. Đặc biệt, theo dõi và hướng dẫn 7 người thân tiếp xúc gần với bệnh nhân tại tỉnh Tiền Giang tự theo dõi sức khỏe tại nhà, vệ sinh khử khuẩn toàn bộ nhà và các vật dụng cá nhân của bệnh nhân./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), tính từ đầu năm đến nay, Việt Nam ghi nhận 6 trường hợp mắc bệnh bạch hầu, trong đó 1 trường hợp tử vong.

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho biết người dân đi khám, chữa bệnh có thể sử dụng thẻ bảo hiểm y tế giấy song song với dùng căn cước công dân gắn chip, sử dụng tài khoản VNeID mức 2 và dùng ứng dụng VssID – Bảo hiểm xã hội số...

Bắt đầu từ ngày 1/8, bệnh viện Bạch Mai sẽ tăng giờ khám chữa bệnh đến 21h00 hàng ngày. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể đăng ký qua app để chủ động đến khám chữa bệnh.

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP. HCM (HCDC) vừa cho biết, sau khi xảy ra trường hợp bệnh nhân tử vong do bệnh bạch hầu tại Nghệ An, người dân đi tiêm vaccine phòng bệnh bạch hầu ở TP. HCM có xu hướng gia tăng dẫn đến tình trạng hết vaccine.

Bệnh viện Đa khoa Đức Giang và Hội Phẫu thuật Thần kinh Việt Nam vừa đào tạo chuyên môn ngành ngoại thần kinh - cột sống với chủ đề “Cấp cứu thần kinh - cột sống” dành cho bác sĩ và điều dưỡng các bệnh viện khu vực miền Bắc.

Trước thực trạng việc khám bệnh các ngày trong tuần thường quá tải bệnh nhân, một số bệnh viện đã và đang đổi mới công tác khám sức khỏe cho người dân vào các ngày cuối tuần nhưng vẫn được hưởng Bảo hiểm y tế (BHYT).