Việt Nam - Ấn Độ giao lưu nhân dân, kết nối giáo dục
Các chia sẻ tại toạ đàm đã mang đến cái nhìn khái quát về giáo dục Ấn Độ, cơ hội hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Ấn Độ. Nổi bật là chính sách giáo dục quốc gia của Ấn Độ năm 2020 và những trải nghiệm học tập tại Ấn Độ, cơ hội việc làm với sinh viên bộ môn Ấn Độ học.
Ấn Độ đang hướng tới mục tiêu trở thành nền kinh tế lớn thứ ba vào năm 2030. Một trong những cách thức để hiện thực hóa mục tiêu này là tiến hành cải cách giáo dục. Từ khi độc lập đến nay, Ấn Độ đã ba lần ban hành chính sách giáo dục quốc gia và hiện đang giữ vị trí hàng đầu về mạng lưới giáo dục đại học với hơn 1.000 trường đại học và hơn 42.000 trường cao đẳng.
Nhiều trường đứng ở vị trí top đầu thế giới với lợi thế là có chi phí phải chăng và khoảng cách địa lý cách Việt Nam chỉ hai giờ bay. Buổi toạ đàm đã mang tới cho sinh viên Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội nhiều thông tin hữu ích về giáo dục đào tạo của Ấn Độ và các bạn trẻ sẽ là hạt nhân thúc đẩy giao lưu nhân dân và hợp tác giáo dục, đào tạo giữa hai đất nước.
Nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, thầy trò Trường tiểu học Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng đã tổ chức 60 năm thành lập trường và đón nhận cờ thi đua của Chính phủ.
Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam, các trường học quận Hai Bà Trưng tổ chức lễ kỷ niệm và đón nhận Bằng khen của Thành phố và Bộ Giáo dục - Đào tạo; phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học hạnh phúc”; triển khai xây dựng “Văn hóa ứng xử, gắn với văn hóa học đường, vì một trường học hạnh phúc".
Sáng ngày 20/11, trường THPT Quang Trung, quận Hà Đông đã tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Ngành giáo dục và Đào tạo Thủ đô, 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và đón nhận cờ thi đua của Chính phủ.
Sáng 20/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Đề cập đến quy định về mức phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động sang cơ quan quản lý giáo dục, nhiều đại biểu đề nghị cần bảo lưu chế độ phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động.
Góp ý về quy định bồi dưỡng nhà giáo trong dự án Luật Nhà giáo, Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương cho rằng, nên rà soát lại quy định này theo hướng lược bớt những áp lực về các chứng chỉ, các lớp bồi dưỡng bắt buộc cho nhà giáo.
Góp ý về quy định quyền nhà giáo được dạy thêm trong dự án Luật Nhà giáo, Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền - Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An cho rằng, học thêm là nhu cầu thực tế của nhiều học sinh, phụ huynh và gia đình. Bên cạnh việc khuyến khích người học tự học, tự nghiên cứu thì cần nhà giáo định hướng, hướng dẫn là nhu cầu chính đáng. Và cần xem dạy thêm như một nghề có thu.
0