Việt Nam bắt đầu tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi
Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn khẳng định, việc tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi rất quan trọng, góp phần giảm mắc bệnh cho trẻ em và giảm lây truyền giữa các thế hệ trong gia đình và các giáo viên, học sinh tại trường học.
"Việt Nam đủ điều kiện mở rộng đối tượng tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi. Yêu cầu tiêm đến đâu an toàn đến đó " - Ông Nguyễn Trường Sơn nói.
Theo ông Ninh Văn Chủ, Giám đốc CDC Quảng Ninh, cho biết toàn tỉnh có 181.197 trẻ em trong độ tuổi từ 5 đến dưới 12. Chiến dịch tiêm chủng sẽ thực hiện theo từng cấp học, khối lớp, lần lượt từ nhóm trẻ dưới 12 tuổi đến nhóm trẻ 5 tuổi.
Mục tiêu tỉnh Quảng Ninh đặt ra là 100% trẻ em trong độ tuổi này sẽ được tiếp cận với vắc xin và 95% trẻ đủ điều kiện tiêm chủng được tiêm đủ 2 mũi vắc xin COVID-19.
Ngay sau lễ phát động, tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức tiêm chủng cho gần 200 trẻ khối 6 của trường THCS Trần Quốc Toản đủ điều kiện tiêm chủng.
Việc tiêm vắc xin sẽ được triển khai cuốn chiếu theo trường, địa bàn, căn cứ vào tình hình dịch và số lượng vaccine được cung ứng. Với mỗi lô vaccine và từng nhóm trẻ, Bộ Y tế sẽ có hướng dẫn cụ thể.
Hiện có hai loại vaccine phòng COVID-19 được tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi là vaccine Pfizer và vaccine Moderna. Khoảng cách giữa 2 mũi tiêm là 4 tuần. Bộ Y tế yêu cầu chỉ tiêm 2 mũi cùng loại vaccine, không tiêm trộn với bất kỳ vaccine mRNA nào.
Bộ Y tế cho biết, ước tính có khoảng 3,6 triệu trẻ ở trong độ tuổi trên đã mắc COVID-19. Để đảm bảo an toàn khi tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ nhất là khi trẻ đã mắc COVID-19 trước đó, căn cứ vào các bằng chứng khoa học cũng như kinh nghiệm công bố của các quốc gia đã triển khai tiêm cho trẻ em, Hội đồng chuyên môn tư vấn sử dụng vaccine của Bộ Y tế đã đồng thuận quy định thời gian tối thiểu để tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi đã mắc sau 3 tháng.
Vì vậy, việc tiêm vaccine phòng COVID-19 cho số trẻ đã mắc được thực hiện sau 3 tháng khỏi COVID-19 sẽ triển khai tiêm vào tháng 7-8/2022.
Trước thông tin về các trường hợp mắc bệnh do vi rút gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc, Tiến sĩ Trần Đại Quang, Phó Trưởng phòng Kiểm soát Bệnh truyền nhiễm, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho rằng đây không phải là dịch bệnh lạ hay sự kiện y tế bất thường.
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương thông tin về trường bệnh nhân tại Vĩnh Phúc nhập viện trong tình trạng sốt cao rét run, tụt huyết áp, rối loạn ý thức, suy đa tạng và tan máu, rối loạn đông máu nặng. Bệnh nhân vừa trở về sau chuyến công tác qua nhiều nước.
Sáng 7/1, tại Hà Nội, Viện Hàn Lâm khoa học xã hội, Viện nghiên cứu sức khỏe Người cao tuổi và Y tế cộng đồng đã tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề "Dinh dưỡng toàn diện - CODOCA vì sức khỏe cộng đồng". Hội thảo thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia hàng đầu từ các viện nghiên cứu tại Việt Nam.
Mỹ đã ghi nhận ca tử vong đầu tiên trên người vì mắc cúm gia cầm H5N1. Đó là một bệnh nhân 65 tuổi, có tiền sử bệnh nền, tại bang Louisiana.
Bộ Y tế Ấn Độ ghi nhận thêm hai trường hợp nhiễm virus HMPV gây bệnh hô hấp tại bang Tamil Nadu, nâng tổng số ca nhiễm virus này trên cả nước lên 5 người.
Cận Tết Nguyên đán là thời điểm các dịch bệnh dễ bùng phát, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm như cúm mùa. Việc phòng chống cúm mùa không chỉ bảo vệ sức khỏe mà còn giúp mọi người đón Tết trong niềm vui trọn vẹn.
0