Việt Nam cần đẩy mạnh phát triển kinh tế xanh

Theo xếp hạng Chỉ số toàn cầu, chỉ số xanh thì Việt Nam đang xếp hạng thứ 79/180, ở vị trí 53/176 trên thế giới và xếp hạng ở vị trí 9/16 ở khu vực châu Á chỉ số về tương lai xanh, cải thiện tăng trưởng xanh tăng từ 10% đến 13% GDP.

Việt Nam đã rất nỗ lực trong chuyển đổi xanh và thực hiện các mục tiêu về cam kết giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Các chỉ số và xếp hạng về kinh tế xanh, chuyển đổi xanh cũng có những bước tiến đáng kể. Tuy nhiên, để chuyển đổi xanh có những bước phát triển mạnh mẽ hơn thì cần hoàn thiện chính sách và thể chế để khuyến khích, tạo điều kiện cũng như giám sát việc thực thi các quy chế chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp.

PGS.TS Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng Viện Chính sách, môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường, cho biết: “GDP của chúng ta đang ở mức khoảng 6,7 tỉ đô la Mỹ vào năm 2020 với tốc độ tăng trưởng từ 10-13% và hy vọng rằng đến năm 2050 thì quy mô của nền kinh tế xanh của Việt Nam đạt tầm ở mức 300 tỉ đô la Mỹ. Để thực hiện được mục tiêu này thì chúng ta cần thực hiện nhiều cải cách”.

Hiện nay, Việt Nam cũng như thế giới đang phải đối mặt với các thách thức liên quan đến ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu và suy giảm đa dạng sinh học. Để ứng phó với các thách thức này, hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có EU, đã có những yêu cầu về phát triển bền vững. Các quốc gia EU đã đặt ra các hàng rào kỹ thuật như biên giới các-bon, biên giới về chống phá rừng. Biên giới rừng sẽ áp dụng từ ngày 1/1/2025 với tất cả hàng hóa nông sản xuất khẩu sang châu Âu.

Mặc dù thị trường tín chỉ các-bon đang mở ra nhiều cơ hội cho nông dân và người trồng rừng cũng như các doanh nghiệp có khả năng giảm phát thải cũng như tăng hấp thụ các-bon, tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp chưa hiểu kỹ yêu cầu về phát triển các-bon, bán tín chỉ các-bon trong thời gian tới theo các tiêu chuẩn về tín chỉ các-bon toàn cầu .

PGS.TS Nguyễn Đình Thọ cho biết: “Hiện nay, theo Nghị định 06 thì các doanh nghiệp Việt Nam phải thực hiện thống kê, kiểm kê các-bon là 1912 doanh nghiệp. Việc thống kê các-bon này sẽ phải thực hiện với các doanh nghiệp phát thải lớn trên 3000 tấn các-bon/năm. Đã đến thời hạn các doanh nghiệp phải thực hiện kể từ khi Luật bảo vệ môi trường thông qua năm 2020. Tuy nhiên, rất nhiều doanh nghiệp vẫn đang lúng túng trong quá trình triển khai để có thể thực hiện thống kê, kiểm kê các-bon trong thời gian tới”.

Để giúp doanh nghiệp có những kỹ năng trong đảm bảo phát triển bền vững, Bộ Công Thương đã phối hợp với EU để nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp trong phát triển xanh. Ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục xúc tiến thương mại - Bộ Công Thương, cho biết: “Đối với EU thì thị trường đã đưa ra các quy định đầu tiên về chuyển đổi xanh. Họ cũng có một số tài trợ, hỗ trợ, trong đó có cả nguồn tài chính, nguồn chuyên gia, kỹ thuật để mà hỗ trợ từ phía Chính phủ cũng như các cơ quan Chính phủ, các doanh nghiệp Việt Nam để thực thi những quy định mới về chuyển đổi xanh và phát triển bền vững, trách nhiệm xã hội”.

Bên cạnh việc nâng cao nhận thức, nâng cao năng lực của các doanh nghiệp Việt Nam, các chuyên gia cho rằng, để thúc đẩy kinh tế xanh, chuyển đổi xanh, trong thời gian tới, Chính phủ cần hoàn thiện các chính sách và thể chế để khuyến khích, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong việc thực thi các quy định chuyển đổi xanh.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Năm 2025, thành phố Hà Nội sẽ hỗ trợ các tỉnh, thành phố trên cả nước tổ chức từ 10 đến 15 tuần lễ trái cây, hàng nông sản tại Hà Nội, đảm bảo cân đối cung - cầu hàng hóa và tổ chức hoạt động liên kết vùng, quảng bá, kết nối giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong lĩnh vực công thương.

Đồng Bitcoin đã chạm mức cao kỷ lục mới trong phiên ngày 22/11, hướng tới mốc 100.000 USD, trong bối cảnh thị trường tiền điện tử được dự báo sẽ thuận lợi hơn dưới thời chính quyền của ông Donald Trump.

Sau khi chững lại trong tháng 9-10/2024, sang tháng 11/2024, lãi suất tiền gửi tiết kiệm đã có những diễn biến tích cực hơn khi ghi nhận nhiều ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất đầu vào.

Hiện Hà Nội đã có trên 1.600 sản phẩm OCOP, năm 2024 phấn đấu có trên 500 sản phẩm được đánh giá phân hạng. Nếu theo tiến độ từ nay đến cuối năm, Hà Nội sẽ đạt mục tiêu đánh giá, phân hạng 2.000 sản phẩm OCOP, sớm hơn một năm so với kế hoạch giai đoạn 2021 - 2025.

Tại TP.HCM, gần 1.700 địa chỉ nhà, đất nằm ở vị trí đắc địa Quận 1 đã được giao cho Công ty Dịch vụ Công ích Quận 1 quản lý, với mục tiêu đóng góp hiệu quả cho nguồn thu ngân sách. Tiếc thay, do buông lỏng quản lý, nhiều khu đất vàng đã bị cho thuê lòng vòng, bên thuê chây ì không chịu trả tiền thuê, thậm chí còn chiếm giữ mặt bằng dẫn tới khiếu kiện chưa có hồi kết, gây thất thoát ngân sách, lãng phí kéo dài.

Cuối ngày 22/11, giá vàng thế giới lần đầu tiên trong hơn hai tuần đã vượt ngưỡng 2.700 USD/ounce, ghi nhận mức tăng theo tuần lớn nhất trong gần hai năm qua.